Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Virus máy tính tại Việt Nam lây lan qua cách nào ?

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo khảo sát của Bkav, 4 con đường lây lan virus máy tính phổ biến hơn cả tại Việt Nam là thiết bị lưu trữ dữ liệu USB, tài liệu độc hại, lỗ hổng bảo mật và phần mềm bẻ khóa.

Theo đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng máy tính được thực hiện tháng 12/2023 bởi Bkav chỉ ra rằng: Thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt khoảng 716 triệu USD (tương đương 17,3 nghìn tỷ đồng).

Thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt năm 2023 khoảng 716 triệu USD
Thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt năm 2023 khoảng 716 triệu USD

Con số thiệt hại đang giảm hai năm liên tiếp là do nhận thức của người dân dần được nâng cao cùng với nỗ lực thúc đẩy chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về "nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại" và "tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạnh cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam".

Nếu như năm 2022, các virus tấn công máy tính còn "sơ khai" chỉ đánh cắp dữ liệu tài khoản, mật khẩu... thì trong năm 2023 chúng đã được nâng cấp để nhằm vào các tài khoản Facebook Business, truy vấn thêm các thông tin về phương thức thanh toán, số dư...

Theo ghi nhận từ Bkav, trong năm 2023 có 745 máy tính bị nhiễm virus đánh cắp tài khoản (tăng khoảng 40% so với năm 2022), nhiều loại virus nằm trong top 20 dòng virus lây nhiễm mạnh ở Việt Nam.

Báo cáo cũng cho thấy, các dòng virus đánh cắp tài khoản chủ yếu lây lan qua các phần mềm bị bẻ khóa

Bên cạnh đó, năm 2023 ghi nhận hơn 19.000 máy chủ bị tấn công mã hóa tổng tiền từ 130.000 địa chỉ IP độc hại trên toàn thế giới (tăng 35% so với năm 2022).

Ngoài ra, Bkav  cũng đẫ phát hiện nhiều chiến dịch tấn công APT được thực hiện bởi các nhóm hacker Mustang Panda, APT31..., chúng sử dụng các phần mềm gián điệp nhằm âm thầm đánh cắp file dữ liệu lưu trữ ở các máy không có Internet. Ước tính, số lượng các cuộc tấn công gián điệp APT tại Việt Nam trong năm 2023 tăng 55% so với 2022, nhắm vào hơn 280.000 máy tính.

Cùng với đó, tỷ lệ người dùng nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tiếp tục gia tăng (năm 2023 là 73% trong khi năm 2022 chỉ là 69,6%). Trong các vụ việc lừa đảo với mục đích tài chính, kẻ xấu yêu cầu người dùng chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng (các tài khoản này đều không chính chủ, gây khó khăn cho việc ngăn chặn vấn nạn lừa đảo).