Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

VN-Index giảm mạnh trong phiên cuối tuần

Kinhtedothi - Áp lực bán dâng cao không chỉ đến từ các nhà đầu tư trong nước mà còn từ khối ngoại, khi họ tiếp tục bán ròng hơn 2.042 tỷ đồng, đánh dấu phiên bán ròng thứ ba liên tiếp.

Khối ngoại bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 6/6 tiếp tục chứng kiến áp lực bán tháo trên diện rộng, đẩy VN-Index giảm mạnh 12,2 điểm, lùi về mức 1.329,89 điểm. Đây là phiên giảm thứ ba liên tiếp của chỉ số này sau khi lập đỉnh gần 1.350 điểm, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang bị chi phối mạnh bởi lo ngại chốt lời và động thái xả hàng của khối ngoại.

Khối ngoại bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng, VN-Index giảm mạnh trong phiên cuối tuần

Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường với 233 mã giảm, chỉ có 76 mã tăng và 51 mã đứng giá. Thanh khoản tăng mạnh, đạt gần 24.100 tỷ đồng trên sàn HOSE, tăng hơn 5.100 tỷ đồng so với phiên trước. Áp lực bán dâng cao không chỉ đến từ các nhà đầu tư trong nước mà còn từ khối ngoại, khi họ tiếp tục bán ròng hơn 2.042 tỷ đồng, đánh dấu phiên bán ròng thứ ba liên tiếp. Đáng chú ý, VHM bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, với giá trị hơn 1.550 tỷ đồng, tiếp theo là VCI, HCM.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán dẫn đầu đà giảm, với nhiều mã mất trên 3% giá trị: VND giảm 3,8%, VDS giảm 3,71%, MBS giảm 3,56%, CTS giảm 3,01%. Các mã khác như HCM, VCI, VIX, FTS, ORS cũng đồng loạt giảm từ 2-2,6%. Đây là tín hiệu cho thấy tâm lý nhà đầu tư thận trọng trước xu hướng điều chỉnh sâu hơn của thị trường.

Cổ phiếu ngân hàng cũng chịu sức ép điều chỉnh mạnh: TCB giảm 2,58%, VPB giảm 1,66%, MBB giảm 1,02%, LPB giảm 1,89%. Nhiều ngân hàng lớn như VCB, TPB, MSB, NAB, EIB... cũng đồng loạt giảm gần 1%. Áp lực chốt lời và thiếu động lực tăng mới đã khiến nhóm ngành dẫn dắt này không còn là điểm tựa cho thị trường.

Cổ phiếu bất động sản sau nhiều phiên tăng cũng quay đầu giảm sâu, do áp lực chốt lời: CII giảm mạnh nhất với 4,5%, CEO giảm 3,72%, SCR giảm 3,9%, PDR, HDC, KBC, KDH... đều giảm trên 2%. Ngay cả bộ ba nhà Vingroup là VHM, VIC, VRE cũng cùng chìm trong sắc đỏ.

Không nằm ngoài xu hướng điều chỉnh chung, các cổ phiếu tiêu dùng, nguyên vật liệu như BAF, MSN, VNM, MWG, GVR, DCM, CSV… đều ghi nhận mức giảm từ 1,2% đến 2,9%.

Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 2,58 điểm (1,12%) xuống 228,61 điểm. Áp lực bán không chỉ diễn ra ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn mà lan tỏa toàn thị trường, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau chuỗi tăng nóng vừa qua.

Giới phân tích cho rằng, VN-Index đã bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn, và rủi ro thị trường sẽ còn hiện hữu nếu khối ngoại chưa dừng bán ròng. Nhà đầu tư được khuyến nghị cần quan sát kỹ lực cầu bắt đáy để có chiến lược giải ngân phù hợp, tránh bắt đáy vội vàng khi thị trường chưa xác lập vùng cân bằng rõ ràng.

Vietnam Airlines lên kế hoạch tiết kiệm tới 37,5 triệu USD để đón đầu quy định quốc tế

Phiên giao dịch hôm nay (6/6), cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines giảm nhẹ 0,91% xuống còn 38.300 đồng/cổ phiếu, với hơn 1 triệu cổ phiếu được giao dịch. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh Vietnam Airlines công bố kế hoạch giúp tiết kiệm chi phí lên tới 37,5 triệu USD/năm nhằm đón đầu các quy định quốc tế về giảm phát thải carbon.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, kể từ năm 2026, các hãng hàng không Việt Nam sẽ phải chi hàng chục triệu USD mỗi năm để mua tín chỉ carbon theo cơ chế bù đắp carbon (CORSIA) do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) khởi xướng. Vietnam Airlines, với vai trò tiên phong, đã thực hiện các chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), khởi động hành trình xanh hóa bầu trời Việt.

Dự kiến, trong giai đoạn 2025-2026, chi phí mua tín chỉ carbon của Vietnam Airlines có thể dao động từ 4,6–31 triệu USD trong năm 2025, và 5,6–37,5 triệu USD trong năm 2026, tùy thuộc vào giá tín chỉ carbon trên thị trường. ICAO đã chia việc triển khai CORSIA thành hai giai đoạn: tự nguyện và bắt buộc, để các hãng hàng không có thời gian thích nghi.

Tại Việt Nam, các hãng thống nhất tham gia giai đoạn tự nguyện của CORSIA từ ngày 1/1/2026, đồng thời kêu gọi sự đồng hành, hỗ trợ từ các bộ, ngành và cả hệ thống chính trị – nhằm đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế, giữ vững uy tín và chủ quyền hàng không quốc gia.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
VGAT: không nên để các ngân hàng tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng

VGAT: không nên để các ngân hàng tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng

19 Jun, 12:43 PM

Kinhtedothi - Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGAT) vừa có công văn góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP quản lý thị trường vàng. Trong đó nhận xét, dự thảo Nghị định 24 bổ sung tổ chức tín dụng tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng là không nên.

FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm "A" cho MSB với triển vọng "Ổn định"

FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm "A" cho MSB với triển vọng "Ổn định"

18 Jun, 04:48 PM

Kinhtedothi- FiinRatings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ở mức “A” với triển vọng xếp hạng “Ổn định”. Đây là kết quả tích cực dựa trên đánh giá toàn diện về vị thế kinh doanh, hồ sơ vốn và khả năng sinh lời, vị thế rủi ro, tình hình quản trị nguồn vốn và thanh khoản của MSB trên thị trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ