Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

VN-Index thủng mốc 1.200 điểm, chọn chiến lược đầu tư nào “đi qua giông bão”?

Kinhtedothi - VN-Index giảm đến 146,49 điểm (-11%) xuống 1.182,77 điểm trong tuần giông bão vừa qua. Tuần này, đầu tư thế nào để tài khoản “về bờ” là câu hỏi được nhà đầu tư quan tâm.

Cơ hội cho đầu tư giá trị

Dự báo tuần giao dịch này (16/5 - 20/5), giới phân tích cho rằng, bên mua và bên bán trở nên cân bằng nhau, do thị trường đã giảm về vùng target của sóng điều chỉnh. Với việc kết hợp giữa định giá thị trường và góc nhìn kỹ thuật, các chuyên gia cho rằng vùng 1.000 - 1.200 điểm, tương ứng với P/E VN-Index trong khoảng 11 - 13 lần sẽ là vùng hấp dẫn để giải ngân cho tầm nhìn dài hạn.

Thống kê từ Công ty Chứng khoán SHS cho biết, sau 6 tuần giảm liên tiếp thì định giá của thị trường đã về mức rất hấp dẫn, với P/E VN-Index khoảng gần 13 lần, và P/E của VN30 khoảng hơn 12 lần, đây đều là mức thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất. Nếu tính theo P/E Forward cho năm 2022, mức định giá trên càng trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, đây có thể coi là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn theo trường phái đầu tư giá trị.

Cũng theo SHS, bên cạnh đó, nếu xét trên góc nhìn về phân tích kỹ thuật, thị trường mà đại diện là chỉ số VN-Index dường như đang gần được target của sóng điều chỉnh a, với target đầu tiên theo lý thuyết là ngưỡng 1.200 điểm. Tuy nhiên, nếu tình hình trở nên tiêu cực hơn, VN-Index vẫn có thể lùi những ngưỡng hỗ trợ sâu hơn, mà gần nhất là ngưỡng 1.100 điểm.

Bán cắt lỗ

Nguyên nhân của việc VN-Index lao dốc không phanh, giảm 22% trong một khoảng thời gian dồn dập (6 tuần liên tiếp) có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có ảnh hưởng của các thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới, tựu chung liên quan đến lạm phát, điều hành lãi suất của FED, phong tỏa tại Trung Quốc vì Covid và chiến sự Nga - Ukraine.

Tâm lý nhà đầu tư sau những động thái mạnh tay thanh lọc thị trường của các cơ quan chức năng cũng là nguyên nhân khiến chứng khoán có tuần không mấy vui vẻ. Ngoài ra, áp lực bán liên quan đến hoạt động giải chấp cũng là một nguyên nhân. Vì thế, nhiều nhà đầu tư đã chọn cách bán cắt lỗ khi thị trường lao dốc quá mạnh. “Nguyên tắc đầu tư chứng khoán là bán ra khi lãi đạt kỳ vọng của mình. Tương tự như vậy, nếu gồng lỗ qua mức đặt ra thì cũng cần cắt lỗ”- một nhà đầu tư cho hay.

“Tâm lý của nhà đầu tư bị thử thách nghiêm trọng, trong khi cơ cấu về nhóm nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam lại chiếm tỷ trọng cao, và phần lớn trong số này là những nhà đầu từ F0 chỉ mới tham gia thị trường trong hơn 1 năm trở lại đây. Tất cả những vấn đề này cộng hưởng lại, đã tạo ra làn sóng bán tháo liên tục trên thị trường. Đặc biệt trong tuần lễ vừa qua khi mà sự hoảng loạn đã và đang dẫn đến tâm lý "bán bằng mọi giá" để thoát khỏi thị trường. Khi niềm tin đã bị tổn hại quá nhiều và phần lớn trong số này (các nhà đầu tư F0) rõ ràng chưa hề chuẩn bị cho cú sock khi tham gia vào thị trường, việc họ bán bất chấp là điều có thể hình dung được”- ông Nguyễn Thanh Lâm - Công ty Chứng khoán MayBank KimEng (MBKE) cho biết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ