80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

VNeID đã quét được mã QR của PC-Covid

Kinhtedothi - Phiên bản mới nhất của VNeID (Ứng dụng khai báo di chuyển nội địa) vừa được cập nhật trên chợ ứng dụng iOS và Android cho phép người dùng có thể quét mã QR trên ứng dụng PC-Covid.
Phiên bản VNeID 1.2.0 vừa được cập nhật. Thay đổi lớn trong bản này là bổ sung quét mã QR theo mục đích. Người dùng có các lựa chọn quét: điểm kiểm dịch, tiêm chủng, trợ cấp, đăng ký xe, bằng lái xe và hộ chiếu. Trong đó, "điểm kiểm dịch" chính là quét QR khi ra vào các địa điểm công cộng. Mã này được tạo từ hệ thống của PC-Covid, thường được dán tại các cửa hàng, địa điểm.
 VNeID đã quét được mã QR của PC-Covid. Ảnh minh họa
Trong phiên bản VNeID mới, mã QR của người dùng được thiết lập mặc định ẩn thông tin, tương tự PC-Covid.
Cụ thể, khi quét QR code, các thông tin về số CCCD, họ tên, ngày sinh được thay thế bằng ký tự *. Người dùng có thể chạm vào mã này để chuyển sang chế độ hiện thông tin, hoặc thay đổi bằng cách vào Cài đặt > Ẩn thông tin trên QR Code để bật hoặc tắt.
VNeID cũng bổ sung một số mục mới như: Thông tin đăng ký xe, bằng lái xe, thông tin hưởng trợ cấp (theo nghị quyết 68), thông tin tiêm chủng. Tuy nhiên, một số chưa hiển thị đủ. Ví dụ, có thông tin về số mũi tiêm và thời gian tiêm, nhưng không có lô vaccine hoặc địa điểm tiêm; thiếu thông tin đăng ký ô tô...
Ứng dụng VNeID hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc truy vết nhanh các ca lây nhiễm Covid-19 và giúp người dân có thể dễ dàng khai báo các thông tin cần thiết khi qua trạm kiểm soát. Cụ thể, VNeID có các tính năng nổi trội như sau:
Khai báo di chuyển nội địa: Trước khi di chuyển, người dân cần khai báo. Ứng dụng cho phép khai báo nhanh chóng và thuận tiện, giúp việc ra / vào các trạm kiểm soát nhanh gọn hơn.
Trình báo tại trạm kiểm soát bằng mã QR: Sau khi khai báo di chuyển, người dân sẽ nhận được một mã QR. Mã này có thể được sử dụng để trình báo tại các trạm kiểm soát, giúp giảm thời gian dừng chờ, cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Khai báo y tế: Một số cơ quan, đơn vị yêu cầu người dân phải khai báo y tế trước khi tới. Ứng dụng này cho phép người dân có thể thực hiện việc khai báo y tế nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện.
Kiểm soát lịch sử di chuyển: Người dân có thể xem lại quá trình di chuyển dựa trên thông tin về khai báo di chuyển trong nước khi quét mã QR tại các trạm kiểm soát.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ