Đây không phải là lần đầu tiên VNG đặt kế hoạch lỗ nặng; năm ngoái, "kỳ lân" công nghệ đưa ra chỉ tiêu lỗ sau thuế 246 tỷ đồng. Mặc dù vậy, cuối cùng công ty vẫn lãi 194 tỷ đồng trong năm 2020.
VNG đặt mục tiêu lợi nhuận âm hơn 600 tỷ đồng. |
VNG đang đầu tư 20 công ty thành viên, trong đó ghi nhận phần lỗ lớn nhất của Zion hơn 666 tỷ đồng. Do đó việc đặt kế hoạch lỗ hợp nhất 619 tỷ đồng toàn công ty trong năm nay có thể bao gồm khoản lỗ hạch toán từ công ty chủ quản của ZaloPay.
Ở chiều ngược lại, một số công ty con của VNG có lợi nhuận tốt trong năm 2020 như Công ty TNHH Phát triển phần mềm VNG lãi 166 tỷ đồng, Công ty Công nghệ EPI lãi 111 tỷ đồng, Công ty TNHH Truyền thông Minh Phương Thịnh lãi 99 tỷ đồng, Công ty VNG Online lãi 67 tỷ đồng...
Việc VNG đặt kế hoạch lỗ lớn trong năm 2021 nhiều khả năng cũng liên quan đến tính toán công ty con Zion có thể thua lỗ nặng hơn nữa khi đẩy mạnh đầu tư.
Báo cáo thường niên năm 2020 của VNG cho biết, số lượng người dùng hoạt động hàng tháng của ZaloPay trong năm trước tăng gấp 4 lần năm 2019. Riêng số người gửi tiền ZaloPay trong Zalo chat hàng tháng tăng 10 lần trong nửa cuối năm 2020.
Dồn lực cho các mảng kinh doanh mới cũng là lý do Hội đồng quản trị VNG quyết định giữ lại toàn bộ lợi nhuận, không chia cổ tức trong năm 2020.
Dự kiến, số cổ phiếu quỹ này sẽ được chào bán cho nhà đầu tư trong nước trong quý III hoặc quý IV, với yêu cầu là nhà đầu tư "có uy tín, năng lực tài chính và có lợi ích gắn kết lâu dài với VNG". Nhà đầu tư mua số cổ phần này sẽ trở thành một trong những cổ đông lớn nhất tại VNG.
Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục chính sách phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên. Năm nay, VNG dự kiến phát hành gần 415.000 cổ phiếu, trong đó gần 88.500 cổ phiếu sẽ được chào bán giá 20.000 đồng và số còn lại với giá 30.000 đồng.
VNG cũng lên kế hoạch bán toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ đang nắm giữ. Tờ trình của Hội đồng quản trị cho biết, VNG hiện nắm giữ hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương gần 20% tổng số cổ phần phát hành.