Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Vỡ trận" khi đăng ký chỗ ký túc xá tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Kinhtedothi – Theo phản ánh của nhiều phụ huynh và tân sinh viên, cách làm việc của ĐH Bách khoa trong giải quyết thủ tục đăng ký chỗ ở ký túc xá (KTX) thiếu chuyên nghiệp, không có người hướng dẫn, phân luồng nên đã xảy ra tình huống “vỡ trận”.

Thí sinh và phụ huynh bức xúc

Mới 5 giờ sáng (ngày 28/8), tại cổng KTX, Đại học Bách khoa Hà Nội đã có hàng trăm người xếp hàng đăng ký chỗ ở KTX. Nhiều người cho biết, họ đã có mặt từ 3-4 giờ sáng để xếp hàng, mong đăng ký được 1 chỗ ở ký túc cho con. 6 giờ sáng, lượng người ùn ùn dồn về, ngày càng đông hơn. Cho đến hơn 7 giờ sáng, một khung cảnh hỗn loạn, chen lấn nhau thật đáng sợ, tất cả đều muốn ùa lên quầy xếp phiếu đăng ký. 

Phản ánh với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Văn H., một phụ huynh có con vừa trúng tuyển ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, bố con ông từ quê ra Hà Nội, gia đình rất lo lắng và muốn đăng ký chỗ ở KTX cho yên tâm. “Sáng nay, tôi đưa con qua trường từ rất sớm để làm thủ đăng ký KTX nhưng rất thất vọng vì cách đón tiếp, giải quyết thủ tục của trường” - ông H. nói.

Cảnh tượng đăng ký chỗ ở KTX, ĐH Bách khoa Hà Nội sáng nay (28/8).

Ông H.cho hay, lịch là 7 giờ 30 trường mới làm việc, bố con ông đến lúc 6 giờ đã có hàng trăm người chờ sẵn. Hóa ra, nhiều người nóng ruột, muốn thực hiện sớm thủ tục nên đến từ 3 – 4 giờ sáng. Những tưởng ai đến sớm sẽ được giải quyết trước nhưng khi cán bộ làm việc, không khí trở nên hỗn loạn, người đến sau cũng xông lên. Đã vậy, không hề có cán bộ nào ra hướng dẫn, giải thích.

Là một trong số tân sinh viên đến đăng ký thủ tục KTX, em N.T.L. bày tỏ: “Thông thường em thấy hầu hết các trường đều có thanh niên tình nguyện hoặc bộ phận hướng dẫn chu đáo đối với tân sinh viên trong ngày đầu nhập học. Tuy nhiên, hôm nay, khi đăng ký chỗ ở KTX thì em không thấy bóng áo xanh tình nguyện nào. Chúng em có nhiều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai và cảm giác không được quan tâm...".

Còn em Trần Văn K. (quê Thái Bình) cho rằng: “Em không nghĩ ở một ngôi trường đại học top đầu cả nước mà khâu tổ chức lại thiếu khoa học, lộn xộn như vậy. Đến một cái loa phát đi thông báo giải thích cho phụ huynh, học sinh và dẹp trật tự cũng không có. Cứ mặc phụ huynh xô đẩy, chen lấn, phàn nàn như vậy, thật là buồn”.

Trên mạng xã hội, trong một nhóm tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều câu hỏi và nhận xét về tình hình làm thủ tục đăng ký KTX sáng nay cũng được chia sẻ, cập nhật. Nhiều tân sinh viên cho hay, các em và phụ huynh rất không hài lòng, không đồng tình với cách làm việc của bộ phận tiếp nhận hồ sơ KTX. “Chưa đi học đã thấy trường bị mất điểm” - một sinh viên nhận xét.

Tuy nhiên, cũng có sinh viên cho rằng, trường đã có thông báo, hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng từ trước; thậm chí thành lập cả nhóm Zalo để giải đáp thắc mắc. Vấn đề có lẽ là do các tân sinh viên không đọc và cập nhật thông tin nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Nhưng việc để xảy ra tình trạng chen lấn, lộn xộn, tiếp đón thiếu khoa học sau cánh cổng trường đại học là khó chấp nhận.

Trước đó, nhiều tân sinh viên cũng cho biết, không thể đăng ký KTX online theo hướng dẫn được vì mạng internet của trường bị “lỗi cả ngày”, không thể nào đăng ký được. Chỉ một số ít sinh viên trong số hàng nghìn sinh viên có nhu cầu ở KTX đăng ký thành công. 

ĐH Bách khoa Hà Nội giải thích

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị về sự việc trên, Giám đốc Truyền thông và Tri thức số (ĐH Bách khoa Hà Nội) Đinh Văn Hải cho biết: "Chúng tôi nhận được thông tin về sự việc và đã trực tiếp xuống kiểm tra".

“Năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội dành hơn 1.000 chỗ cho tân sinh viên ở KTX. Trước đó, trường đã mở cổng đăng ký online và tiếp nhận đăng ký của khoảng 500 sinh viên. Số còn lại, trường nhận đăng ký trực tiếp khi sinh viên đến làm thủ tục nhập học tại trường”.

Năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội giành hơn 1.000 chỗ ở KTX cho tân sinh viên, trong khi có 3000 - 4000 sinh viên có nhu cầu đăng ký.
Năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội dành hơn 1.000 chỗ ở KTX cho tân sinh viên, trong khi có 3.000 - 4.000 sinh viên có nhu cầu đăng ký.

Nhà trường đã có thông báo cụ thể về điều kiện được ở KTX để sinh viên và phụ huynh được biết. KTX ưu tiên xếp chỗ cho các đối tượng chính sách, gồm: con thương binh, liệt sĩ, bệnh binh, người bị ảnh hưởng bởi chất độc hoá học; sinh viên vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, dân tộc; sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi xếp chỗ cho các đối tượng kể trên, nếu số lượng chỗ ở KTX còn dư, trường mới tiếp nhận và xét hồ sơ của các sinh viên thuộc diện còn lại (nữ sinh, sinh viên ngoại tỉnh).

Theo ông Đinh Văn Hải, năm nay nhu cầu ở KTX cao hơn hẳn mọi năm. Thống kê sơ bộ cho thấy, số sinh viên có nguyện vọng ở KTX ĐH Bách khoa lên đến 3.000- 4.000 em, gồm cả nhiều sinh viên nhà cách trường không quá xa.

Nhiều phụ huynh, sinh viên bày tỏ sự thất vọng bởi cách đón tiếp của Đại học Bách khoa.

"Có thể do khả năng cung ứng của các chung cư mini tại Hà Nội giảm hơn hoặc giá phòng trọ tăng, việc tìm phòng trọ khó khăn hơn nên sinh viên muốn ở KTX của trường cho thuận tiện đi lại và học tập" - ông Đinh Văn Hải nói.

Tuy rất hiểu, chia sẻ và thông cảm với nhu cầu chính đáng của tân sinh viên nhưng do điều kiện cơ sở vật chất và khả năng đáp ứng chỗ ở KTX của trường chỉ có vậy nên trường không thể giải quyết được hết nguyện vọng của sinh viên.

“Nhà trường thông báo tiếp nhận đăng ký KTX và làm việc lúc 7 giờ 30 sáng nay nhưng nhiều thí sinh và người nhà đến từ rất sớm. Ban đầu xếp hàng trật tự nhưng về sau, số lượng người đông lên dẫn đến không giữ hàng lối, mất trật tự. Đây là điều chúng tôi không mong muốn...” - ông Đinh Văn Hải trần tình.

Trong chiều nay, bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng ký nguyện vọng ở KTX đã rà soát, lần lượt giải quyết và xếp chỗ cho đối tượng chính sách trước theo đúng thông báo và đúng khả năng cung ứng thực tế của nhà trường.

Ông Hải cũng cho hay, để hỗ trợ tân sinh viên giải quyết vấn đề chỗ ở KTX, phía nhà trường đã liên hệ với KTX Pháp Vân - Tứ Hiệp và chia sẻ thông tin này đến sinh viên để các em tìm hiểu, đăng ký nếu có nhu cầu.

Điều đáng nói, với số sinh viên có nhu cầu đăng ký ở KTX quá lớn, nhà trường đã nắm rất rõ. Nhưng việc để xảy ra sự hỗn loạn như sáng nay, là do khâu tổ chức tiếp đón của trường thiếu khoa học, chuyên nghiệp, thiếu cầu thị. Hi vọng phụ huynh, sinh viên sẽ không còn chứng kiến thêm cảnh “vỡ trận” ở các hoạt động tiếp theo của nhà trường. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ