KTĐT - Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường bất động sản (BĐS), do lĩnh vực này đã, đang và sẽ thu hút rất nhiều tiền từ các tổ chức tín dụng cũng như của người dân. Vì thế, những thay đổi về chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS.
Chính sách tiền tệ thắt chặt với BĐS
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần
Có nhiều nguồn tài chính đầu tư vào BĐS: Thứ nhất là vốn tự có của các doanh nghiệp (nhưng rất nhỏ), Nhà nước quy định mỗi dự án chiếm 15 - 20% vốn tự có thì cũng là một phần nhỏ, còn lại là đi vay ngân hàng và người dân, mà huy động từ người dân lại bị khống chế tỷ lệ 70% và bị khống chế thời gian chỉ được huy động khi xong phần móng. Đối với vay ngân hàng, theo quy luật bất thành văn, tổng dư nợ BĐS trong tổng dư nợ khống chế mức 10% ở điều kiện bình thường. Khi nền kinh tế khủng hoảng, chứng khoán và BĐS bị thắt đầu tiên. Trong khi đó, hiện nay ở Việt
Giám đốc một công ty kinh doanh BĐS chia sẻ: "Nếu sắp tới, lãi suất tiếp tục tăng cao, chủ trương thu hẹp tín dụng BĐS vẫn duy trì, thì không ítdự án của các chủ đầu tư "đói vốn" phải tạm dừng. Còn với khách hàng, chắc chắn họ cũng gặp khó khăn rất nhiều nếu như họ phải vay mượn nhiều để mua bán BĐS".
Điều này cũng có nghĩa là sẽ xảy ra việc chủ đầu tư vi phạm hợp đồng với khách hàng, vì để chậm tiến độ dự án. Hoặc cũng sẽ có doanh nghiệp phải "bán tống bán tháo" dự án của mình vì không có đủ vốn để triển khai tiếp. Hoặc doanh nghiệp phải tìm đối tác để cùng triển khai dự án. Hình thức hợp tác này đang phát huy hiệu quả, nhất là các dự án ở phía
Ba giải pháp cơ bản
Chia sẻ những khó khăn với nhà đầu tư, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng
GS. Đặng Hùng Võ đã đưa ra ba giải pháp để khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS. Thứ nhất, nên đổi mới pháp luật để cho phép thế chấp bằng BĐS tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. Bởi trong hoàn cảnh hiện tại, khi thị trường BĐS trong nước thiếu vốn mà các nước phát triển vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì giải pháp vốn quan trọng nhất phải được xác định là luồng vốn tín dụng từ các ngân hàng nước ngoài. Pháp luật nước ta hiện nay chưa cho phép thực hiện cơ chế thế chấp này vì chưa thể công nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài không phải là nhà đầu tư vào Việt
Thứ hai, tạo thuận lợi cho huy động vốn đầu tư từ nguồn FDI cho thị trường BĐS và có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. GS. Đặng Hùng Võ cho biết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới thị trường BĐS nhà ở đầy tiềm năng của Việt
Thứ ba, hoàn chỉnh cơ chế huy động vốn trước, hay còn gọi là "mua bán nhà trên giấy", để làm sao khắc phục được các rủi ro có thể xẩy ra. Trên thực tế, cơ chế này là một giải pháp vốn rất quan trọng, nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Đó là những rủi ro về chất lượng, về tiến độ, về giá trị, về thủ tục cấp giấy chứng nhận. Đồng thời, cũng cần tạo một cơ chế bảo đảm giao dịch bằng các dịch vụ tài chính và bảo đảm chất lượng, tiến độ với sự tham gia giám sát của cộng đồng những người góp vốn…
Câu chuyện tìm vốn cho thị trường BĐS đang làm đau đầu nhiều chủ đầu tư dự án của Việt