Trong đó, Chính phủ dự kiến huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 195.000 tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 85.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 60.0000 tỷ đồng.
Nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước khoảng 135.000 tỷ đồng. Nguồn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân khoảng 565.000 tỷ đồng, chiếm 42% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến khoảng 275.000 tỷ đồng, chiếm 20,4% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Và các nguồn vốn khác dự kiến khoảng 30.000 tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
Riêng về thực hiện và giải ngân vốn ODA những năm qua vẫn chưa tạo được bước đột phá lớn do mức độ giải ngân không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực và địa phương, chủ yếu tập trung ở các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực giao thông, năng lượng điện, thích ứng biến đổi khí hậu.
Thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương sẽ phải tích cực hơn trong tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, như giải phóng mặt bằng, vốn đối ứng, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án để có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA và sử dụng hiệu quả từng đồng vốn này...
Cầu Thanh Trì, một cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Ảnh minh họa
|