Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2022: Đồng bằng sông Cửu Long khó khăn trăm bề

Kinhtedothi - Đại dịch Covid-19, nguy cơ xâm nhập mặn, thị trường khó đoán định, giá phân bón liên tục lập kỷ lục… là những thách thức, gây áp lực lớn lên người trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở vụ Đông Xuân 2021 - 2022.
Phân bón tăng giá mạnh
So với cách đây hơn 1 tháng, hiện giá nhiều loại phân bón như Urê, DAP, NPK, Kali… tiếp tục tăng thêm 50.000-110.000 đồng/bao (50kg), cao kỷ lục trong nhiều năm qua. Tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở ÐBSCL, giá đạm (Urê) Phú Mỹ và Cà Mau ở mức 750.000-770.000 đồng/bao, cao hơn từ 300.000-330.000 đồng/bao so với hồi đầu năm và cùng kỳ năm trước.
Còn một số loại Urê nhập khẩu từ Trung Quốc có giá 740.000-760.000 đồng/bao. Phân Kali (Canada, Israel, Nga) cũng đang ở mức 760.000-770.000 đồng/bao, trong khi tháng trước 650.000-670.000 đồng/bao. DAP Hồng Hà nhập khẩu từ Trung Quốc và DAP Hàn Quốc có giá 990.000-1.200.000 đồng/bao…
Ông Phan Thiện Khanh (ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cho hay, giá phân bón tăng quá cao nên đối với những diện tích lúa trúng mùa thì bà con cũng lãi rất ít, còn lúa thất mùa là coi như trắng tay.
 Thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Giang Lam
“Nếu vụ Đông Xuân giá lúa và giá phân bón vẫn giữ như vậy thì rất khó có lời. Bà con trồng lúa ở đây cũng đang lo lắng trước tình trạng giá phân bón tăng. Đông Xuân là vụ lúa quan trọng trong năm nên ai cũng ‘bấm bụng’ xuống giống…” - ông Phan Thiện Khanh nói.
Theo nhiều nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, giá phân bón hiện nay gấp đôi so cùng kỳ năm trước. Tình trạng này khiến cho người trồng lúa gặp khó, nếu không có giải pháp tiết kiệm phân bón trong sản xuất và lúa không trúng mùa thì rất khó có lãi.
Theo các cửa hàng vật tư nông nghiệp, giá nhiều loại phân bón vẫn tiếp tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại, do các nhà máy và đầu mối cung cấp phân bón cho biết là giá phân bón trên thế giới tăng, giá nguyên liệu nhập khẩu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước cũng tăng…
Đối mặt với nhiều thách thức
Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Thanh Tùng, chưa bao giờ vụ Đông Xuân ở ĐBSCL lại phải đối mặt với nhiều thách thức như vụ Đông Xuân 2021-2022. Mấy năm gần đây, vụ lúa này thường chỉ đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ xâm nhập mặn, hạn hán vào cuối vụ.
Nhưng vụ Đông Xuân 2021-2022 phải đối mặt với 4 thách thức lớn là đại dịch Covid-19; nguy cơ xâm nhập mặn; giá phân bón liên tục tăng cao và không thể đoán định được thị trường ở thời điểm bước vào thu hoạch rộ do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT và các địa phương ĐBSCL đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo thành công cho vụ lúa quan trọng nhất trong năm này. Nhiều giải pháp được khuyến cáo như xuống giống sớm để phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán; tạo điều kiện cho nông dân ra đồng vừa sản xuất vừa đảm bảo phòng tránh dịch bệnh; thay thế DAP bằng các phân đơn Urea, phân lân nung chảy hoặc Super lân, giảm lượng giống gieo sạ…
“Với kinh nghiệm thành công từ những vụ Đông Xuân trước và tình hình xuống giống như hiện nay, có thể hy vọng sẽ lại có một vụ Đông Xuân thành công. Tuy nhiên, để giải được bài toán về hiệu quả sản xuất cho người nông dân lại là một vấn đề nan giải và nằm ngoài khả năng của ngành nông nghiệp, nhất là khi giá các loại phân bón chủ lực như Urea, DAP, Kali… đang tăng không ngừng” – ông Lê Thanh Tùng nói.
Theo ông Lê Thanh Tùng, nếu nông dân quan tâm, áp dụng được các biện pháp kỹ thuật như trên, có thể giảm giá thành sản xuất lúa được khoảng vài trăm đồng/kg lúa. Tuy nhiên, với việc giá phân bón tăng phi mã như vậy, nỗ lực này đang như “muối bỏ bể”.
Là vụ lúa chính trong năm nên nông dân không thể ngừng xuống giống. Nếu muốn tránh áp lực về chi phí phân bón, nông dân có thể sản xuất theo kiểu không sử dụng phân bón, tuy nhiên năng suất sẽ rất thấp, chỉ khoảng 3-3,5 tấn/ha. Muốn có doanh thu tốt, nông dân vẫn phải sử dụng phân bón để đạt năng suất cao, với nỗi lo canh cánh không biết đến khi thu hoạch, giá lúa có bù lại được cho giá phân bón?
“Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường nên hiện không ai có thể mạnh dạn dự báo về giá lúa, về thị trường lúa gạo khi ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ vụ Đông Xuân. Thành ra, hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa ĐBSCL vẫn là câu hỏi đang bỏ ngỏ trong khi giá phân bón vẫn tăng lên không ngừng” – ông Lê Thanh Tùng nói.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ