Vướng từ chính sách

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khu giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) có diện tích khoảng 4,4ha, vốn đầu tư khoảng 101 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai đã được phê duyệt từ năm 2012 nhưng đến nay mới giải ngân được… 1 tỷ đồng cho khâu chuẩn bị đầu tư.

Sản xuất cầm chừng
Trong thời gian qua, ngành công thương Hà Nội đã triển khai Quy hoạch hệ thống giết mổ GSGC trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, vận hành, hệ thống giết mổ hiện đại, các doanh nghiệp (DN) gặp không ít vướng mắc về vốn đầu tư, mặt bằng sản xuất, mà trường hợp ở huyện Thanh Oai kể trên là một trong những ví dụ điển hình.
Dây chuyền giết mổ gia súc của Công ty TNHH Minh Hiền tại Khu công nghiệp Bích Hòa, huyện Thanh Oai không thể hoạt động hết công suất vì mới có 27 hộ giết mổ nhỏ lẻ tham gia.        Ảnh: Minh Ngọc
Dây chuyền giết mổ gia súc của Công ty TNHH Minh Hiền tại Khu công nghiệp Bích Hòa, huyện Thanh Oai không thể hoạt động hết công suất vì mới có 27 hộ giết mổ nhỏ lẻ tham gia. Ảnh: Minh Ngọc
Theo số liệu của Sở Công Thương, trung bình mỗi năm, nhu cầu sử dụng thịt GSGC của Hà Nội là 272.000 tấn (thịt trâu, bò: 30.783 tấn; thịt lợn: 179.652 tấn; thịt gia cầm: 61.565 tấn). Nhu cầu tiêu thụ lớn
Mặc dù ngân sách TP cho vay 70% vốn cho các dự án giết mổ GSGC tập trung nhưng lại yêu cầu thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư, 30% còn lại từ vốn đối ứng. Điều kiện như vậy gây khó cho DN, bởi DN biết lấy gì thế chấp để vay ngân hàng? Vốn lưu động không được vay ưu đãi, trong khi ngân hàng phải xem xét từng dự án, nếu có hiệu quả mới cho vay...

Ông Vũ Thanh SơnTổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
nhưng điều đáng báo động là có đến 70% trong số này có nguồn cung từ các điểm giết mổ thủ công không đảm bảo VSATTP, không được kiểm soát về thú y...

Đại diện UBND huyện Thanh Oai cho biết, năm 2012, huyện đã được TP phê duyệt khu giết mổ GSGC diện tích khoảng 4,4ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 101 tỷ đồng, nhưng đến nay mới có 1 tỷ đồng để chi cho khâu chuẩn bị đầu tư. Ngay cả vốn (khoảng 35 tỷ đồng) để thành lập hợp tác xã giết mổ tập trung cũng chưa được cấp. Vừa qua, UBND huyện đã tổ chức họp dân và xây dựng phương án thành lập hợp tác xã này, nhằm chuẩn bị các bước triển khai xây dựng dự án được thuận lợi khi có đủ điều kiện.

Ông Nguyễn Hữu Tùy - chủ đầu tư dự án giết mổ gia cầm tập trung tại huyện Ứng Hòa cũng kêu khó do DN đang vướng mắc về thủ tục đầu tư dự án, GPMB… dẫn đến dự án chậm tiến độ, tăng chi phí đầu tư… Trong khi đó, ngay cả những DN đã hoàn thành việc xây dựng điểm giết mổ GSGC tập trung cũng đang gặp không ít khó khăn trong hoạt động. Công ty TNHH Minh Hiền, tại Khu công nghiệp Bích Hòa (huyện Thanh Oai) đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng cơ sở giết mổ GSGC, song hiện mới có 27 hộ giết mổ nhỏ lẻ tham gia hoạt động, còn khoảng 20 ô bỏ không. Theo bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Giám đốc Công ty, mặc dù đã có chủ trương đưa các điểm giết mổ nhỏ lẻ vào Khu công nghiệp, nhưng "chính quyền địa phương làm thiếu quyết liệt nên cứ dẹp chỗ này, các hộ giết mổ nhỏ lẻ lại chạy sang chỗ khác". Tương tự, Nhà máy giết mổ GSGC tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm - Foodex, dù đã được đầu tư khá bài bản, nhưng hiện nay, cũng phải hoạt động cầm chừng. Báo cáo của Sở Công Thương cho thấy, các lò giết mổ công nghiệp hiện chỉ hoạt động từ 10 - 20% công suất, trong khi toàn TP vẫn tồn tại trên 3.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Đầu tư thiếu đồng bộ

Thực tế cho thấy, nguyên nhân quan trọng nhất khiến việc triển khai xây dựng cũng như đi vào hoạt động ổn định của các cơ sở giết mổ (GSGC) tập trung là do việc đầu tư thiếu đồng bộ. Ông Trương Minh Thanh - Tổng Giám đốc Công ty CP Sản xuất Kinh doanh GSGC (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Hapro) cho biết: Nhà máy giết mổ GSGC tại Khu công nghiệp vừa và nhỏ Hapro (xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm) có vốn đầu tư lên tới 60 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa thể đi vào hoạt động do phải chờ Sở Công Thương Hà Nội bàn giao cho DN khu nhà máy xử lý nước thải. Tương tự, Công ty Foodex cũng do vướng trạm xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách với số tiền 25,17 tỷ đồng chưa được bàn giao nên vẫn chưa đưa dây chuyền giết mổ vào hoạt động...

Báo cáo kết quả giám sát của HĐND TP chỉ rõ, việc Sở Công Thương làm chủ đầu tư trạm xử lý nước thải tại các khu giết mổ GSGC tập trung rồi mới bàn giao cho DN, gây phức tạp trong quản lý. Cụ thể ở đây là do chủ đầu tư và chủ sử dụng là 2 chủ thể khác nhau nên mặc dù ngân sách TP đầu tư gần 100 tỷ đồng cho 4 trạm xử lý nước thải song hiệu quả đầu tư thấp. Một công trình mới huy động được 40% công suất; 2/4 công trình chưa đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, thực tế hoạt động xây dựng cơ sở giết mổ GSGC tập trung trong thời gian qua cho thấy, mặc dù TP có chính sách ưu đãi cho DN nhưng nhiều DN vẫn chưa tiếp cận được vốn vay ưu đãi. Điều đó cho thấy, muốn xây dựng được hệ thống giết mổ GSGC hiện đại, đảm bảo cung ứng đủ thực phẩm sạch cho nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn TP đòi hỏi những chính sách hỗ trợ cần đồng bộ, cụ thể hơn. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần đẩy mạnh việc ngăn chặn các lò giết mổ GSGC thủ công tại các khu vực xung quanh các khu giết mổ tập trung. Ngoài ra, các DN cần chủ động liên doanh, liên kết để huy động nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, nâng cao quy mô giết mổ GSGC đối với các cơ sở hiện có.