WMF và chiến lược đầu tư vào đồ gia dụng cao cấp
Kinhtedothi- Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cao cấp tại Việt Nam đang tăng mạnh, WMF – thương hiệu gia dụng cao cấp nổi tiếng đến từ Đức, đã chính thức mở cửa hàng flagship đầu tiên tại Hà Nội. Đây là một bước đi chiến lược trong việc gia tăng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết lâu dài trong việc mang lại trải nghiệm mua sắm cao cấp cho người tiêu dùng Việt.
Khác biệt từ triết lý "định hình phong cách sống"
Với mong muốn không chỉ mang đến các sản phẩm gia dụng tinh xảo về thiết kế và vượt trội về tính năng, mà còn theo đuổi triết lý "định hình phong cách sống", bên cạnh nhóm khách hàng cao cấp truyền thống, WMF đặc biệt chú trọng đến nhóm người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thẩm mỹ, trải nghiệm và cá tính trong lựa chọn sản phẩm. Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WMF William Yates, chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn biến mỗi bữa ăn thành một khoảnh khắc đáng nhớ, nơi sản phẩm không chỉ hữu dụng mà còn truyền cảm hứng và thể hiện đẳng cấp sống hiện đại”. Theo đó, để gia tăng sự gắn kết thương hiệu, WMF triển khai chương trình Loyalty Program, cho phép khách hàng tích điểm qua mua sắm, giới thiệu bạn bè, tham gia sự kiện hay chia sẻ trải nghiệm. Điểm thưởng được quy đổi thành quà tặng, dịch vụ chăm sóc riêng biệt hoặc các ưu đãi trải nghiệm cao cấp.

Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WMF William Yates cùng khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
Đặc biệt, chuỗi Premium Cooking Sessions tại showroom flagship của WMF là điểm nhấn trải nghiệm. Tại đây, các đầu bếp chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm trong những buổi nấu ăn tương tác – kết hợp nghệ thuật ẩm thực và thiết kế, thể hiện rõ tinh thần "Design. Function. Enjoyment".
Thông qua các sáng kiến như Prestige Club, Loyalty Program và chuỗi workshop ẩm thực, WMF khẳng định cam kết đồng hành cùng khách hàng trên hành trình nâng tầm chất lượng sống – từ những khoảnh khắc thường nhật trong căn bếp đến một phong cách sống đậm dấu ấn cá nhân.
Tác động của xu hướng FDI và đô thị hóa
Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiêu dùng phát triển mạnh mẽ tại Đông Nam Á, đặc biệt trong phân khúc cao cấp. Dòng vốn FDI mạnh mẽ và sự gia tăng tầng lớp trung lưu đã thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm cao cấp, chất lượng.
Các gia đình tại Việt Nam hiện nay không chỉ tìm kiếm những sản phẩm tiện ích mà còn chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ, thiết kế và thương hiệu. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và mức sống ngày càng nâng cao, người tiêu dùng Việt đã bắt đầu chú trọng không chỉ vào các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu mà còn hướng tới những món đồ định hình phong cách sống hiện đại và sang trọng. Điều này tạo ra một thị trường đầy tiềm năng cho các thương hiệu quốc tế.
Ông William Yates nhận xét: "Việt Nam có dân số trẻ, năng động, với hơn 6 triệu hộ gia đình thuộc phân khúc cao cấp. Đây chính là đối tượng mà chúng tôi muốn hướng tới. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng đang thúc đẩy sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, khi mà người dân không chỉ tìm kiếm sự tiện lợi mà còn đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng và thiết kế vượt trội."
Tạo khác biệt với chiến lược phân phối linh hoạt
Cũng theo ông William Yates, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của thương hiệu tại Việt Nam không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, mà còn từ khả năng tạo ra kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. “WMF không chỉ bán đồ gia dụng. Chúng tôi xây dựng một phong cách sống, nơi mỗi bữa ăn và mỗi khoảnh khắc trong gian bếp đều trở nên đặc biệt”- ông William Yates chia sẻ.
Với triết lý kết hợp giữa công năng và thiết kế, WMF mang đến những sản phẩm vừa thẩm mỹ, vừa dễ sử dụng, góp phần nâng cao trải nghiệm sống – yếu tố then chốt để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam, nơi văn hóa ẩm thực giữ vai trò trung tâm trong đời sống hàng ngày.

Khách hàng tham quan gian trưng bày sản phẩm WMF
Song hành với việc nâng tầm trải nghiệm, chiến lược phân phối của WMF được triển khai theo mô hình đa kênh tích hợp (omnichannel), kết hợp giữa cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm và nền tảng số nhằm đáp ứng xu hướng mua sắm linh hoạt. Thương hiệu cũng đầu tư mạnh vào social commerce thông qua các nền tảng xã hội – nơi không chỉ bán sản phẩm mà còn kể những câu chuyện truyền cảm hứng về phong cách sống, ẩm thực và nghệ thuật bài trí.
Đáng chú ý, thay vì tự mở rộng quy mô rầm rộ, WMF lựa chọn hợp tác với các đối tác bản địa am hiểu thị trường và văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Những đối tác như James và đội ngũ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn chiến lược, chia sẻ insight và “nội địa hóa” trải nghiệm thương hiệu. Mô hình phân phối dựa vào đối tác (partner-driven) giúp WMF tăng tốc phát triển mà vẫn giữ vững chất lượng, đồng thời tận dụng hiệu quả hệ sinh thái phân phối sẵn có – từ cửa hàng truyền thống, kênh bán lẻ hiện đại đến các sàn thương mại điện tử.
Một trong những yếu tố giúp WMF ghi dấu ấn tại Việt Nam là chiến lược xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm, thương hiệu đến từ Đức chú trọng tạo ra trải nghiệm mua sắm tinh tế, dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu và lối sống của người tiêu dùng Việt.
“Việc lựa chọn sản phẩm không chỉ dựa vào chất lượng, mà còn phải phù hợp với phong cách sống. Đó là lý do chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác bản địa để nắm bắt đúng kỳ vọng của người Việt”- Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WMF William Yates chia sẻ.
Trích dẫn
Khác với các thương hiệu đại trà, WMF xác định con người là nhân tố cốt lõi trong chiến lược định vị cao cấp. Thay vì chỉ đào tạo nhân viên bán hàng, hãng đầu tư xây dựng đội ngũ Lifestyle Consultant – những người không đơn thuần giới thiệu sản phẩm, mà còn giúp khách hàng kết nối với phong cách sống tinh tế qua từng trải nghiệm trong gian bếp. Khi bước vào cửa hàng WMF, bạn sẽ không chỉ được nghe về chất liệu của nồi hay chức năng máy pha cà phê. Nhân viên sẽ hỏi về phong cách sống bạn yêu thích, về những kỷ niệm bếp núc đáng nhớ – đó là cuộc trò chuyện chứ không phải giao dịch.
Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WMF William Yates

Nơi "hồi sinh" đồ gia dụng hỏng giữa lòng Thủ đô
Kinhtedothi - Dọc phố Trần Quý Cáp (quận Đống Đa) có hàng chục cửa hàng chuyên sửa chữa, thay thế linh kiện, bảo dưỡng từ bình nóng lạnh, nồi cơm điện, máy bơm nước, đến máy sấy tóc.

Cách kéo dài tuổi thọ cho đồ điện gia dụng
Kinhtedothi - Đồ gia dụng là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp cuộc sống hàng ngày trở nên tiện lợi hơn. Để đảm bảo những thiết bị này hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, bạn có thể áp dụng một số mẹo bảo quản đơn giản dưới đây.

6 loại đồ gia dụng không hỏng cũng cần phải thay
Kinhtedothi - Mặc dù không trực tiếp đe dọa đến an toàn người dùng, việc sử dụng đồ dùng công nghệ cũ tiềm ẩn nhiều bất tiện và rắc rối trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những loại thiết bị gia dụng nên thay thế, ngay cả khi chúng chưa hư hỏng hoàn toàn.