Kinhtedothi – Ngày 7/10 tới đây, chương trình “Đại hội liên ngành công nghiệp du lịch Quốc gia” lần thứ I sẽ diễn ra với nhiều chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp… góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp du lịch Việt Nam.
Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP. Du lịch góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Du lịch cũng góp phần giảm tụt hậu, chênh lệch giàu nghèo cho những vùng xa xôi, còn ít điều kiện để phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Giới thiệu Chiêng Mường tại Bảo tàng Di sản Văn hóa Mường (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Ảnh: Khắc Kiên
Nhiều năm liền, lượng khách trong nước và quốc tế tăng mạnh, có năm du khách nước ngoài đến Việt Nam đạt hơn 18 triệu người, chiếm 80% lượng khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam. Ngành du lịch đã đóng góp ước tính 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho gần 5 triệu người trong các lĩnh vực phụ trợ của du lịch và liên ngành…
Do đó, Đại hội sẽ giới thiệu các cơ hội, với các giải pháp phát triển du lịch toàn diện; các công nghệ đổi mới sáng tạo của ngành du lịch, các hoạt động đào tạo hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động kết nối các đối tác. Đại hội cũng chia sẻ các cơ hội giao thương, vinh danh, quảng bá thương hiệu, truyền thông lan toả thông điệp về du lịch giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các doanh nhân quan tâm tới du lịch, văn hoá và giáo dục. Đồng thời, thông qua các hoạt động của chương trình cũng là cơ hội giới thiệu sản phẩm du lịch chất lượng cao, có ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh, khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế…
Kinhtedothi - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị huyện Thạch Thất tập trung đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế, sản phẩm văn hóa. Trong khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, phát triển các không gian sáng tạo văn hóa...
Kinhtedothi - Dịp Quốc khánh mồng 2/9 đánh dấu thời điểm là kỳ nghỉ cuối tuần dài trong năm nay. Đây thời điểm du khách Việt tận hưởng giây phút thư giãn cho chuyến du lịch cùng gia đình tại những địa điểm đáng đến, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kinhtedothi - Chiều 9/7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong không gian mới” với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành cực tăng trưởng du lịch hàng đầu khu vực.
Kinhtedothi - Kết nối, hợp tác phát triển được xem là bước đi đầu tiên định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, với mục tiêu kiến tạo các sản phẩm khác biệt, đậm bản sắc, tạo bứt phá mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh.
Kinhtedothi - Sơn La đang chinh phục du khách bằng hệ thống sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, từ du lịch cộng đồng, sinh thái và nông nghiệp trải nghiệm đến phát triển dịch vụ lưu trú...
Kinhtedothi - Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC 3) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7/2025 tại Hải Phòng. Nhân dịp này, thành phố sẽ phối hợp tổ chức một loạt hoạt động bên lề, vừa mang tính đối ngoại, vừa quảng bá hiệu quả môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế, chính sách phát triển, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa và du lịch đặc sắc đến cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế.
Kinhtedothi - Việc sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa không chỉ mang ý nghĩa điều chỉnh địa giới hành chính mà còn tạo dư địa lớn để ngành du lịch Khánh Hòa phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trong khu vực, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ chất lượng cao năm 2030.