Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xâm hại tình dục trẻ em: Giải quyết bằng hòa giải là vi phạm pháp luật

Theo TTXVN/VIETNAM+
Chia sẻ Zalo

Những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn tiếp diễn và kẻ phạm tội vẫn chưa bị pháp luật xử lý nếu chúng ta vẫn chọn im lặng thay vì lên tiếng.

Do đó, bản thân gia đình nạn nhân cũng như cộng đồng cần phải lên tiếng, kiên quyết đi đến cùng sự thật để xây dựng môi trường an toàn, trong sạch cho trẻ em.
Dụ dỗ trẻ bằng lời nói cũng là dâm ô
Tại buổi tọa đàm “Xâm hại tình dục: Im lặng hay lên tiếng” được tổ chức ngày 14/3 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang rất đáng báo động. Số lượng các vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện ngày càng gia tăng.
Ảnh minh họa. Nguồn: China.com
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục thì 65% nạn nhân là trẻ em, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12 - 15.
Đặc biệt, số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại cũng là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Thời gian gần đây, 3 vụ việc xảy ra liên tiếp liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu đã gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội.
Phân tích những khó khăn trong quá trình khởi tố vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, luật sư Lê Văn Luân (luật sư đang trợ giúp pháp lý cho vụ việc em bé 9 tuổi bị xâm hại tình dục ở Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng không nên quan niệm dâm ô phải là xâm hại trực tiếp đến thân thể thì mới cấu thành tội. Ở nhiều nước, hành vi dâm ô được phân loại rõ ràng, nếu chỉ gợi ý quan hệ, dụ dỗ, gạ gẫm, cho xem tranh ảnh khiêu dâm thì cũng đã cấu thành tội.
“Hiện nay, đối với các vụ án dâm ô trẻ em điều tra cần dựa vào nhân chứng, thực nghiệm hiện trường, lời khai của nạn nhân, chất vất kẻ gây án… nếu các cơ quan điều tra đòi hỏi phải có dấu vết mới xử lý vụ án thì lúc này sự việc đã tổn hại nghiêm trọng đến trẻ em,” ông Lê Văn Luân nói.
Hoà giải là vi phạm pháp luật
Trong khi số vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện ngày càng gia tăng thì đáng buồn là nhiều nơi vẫn xử lý vụ việc này theo hướng hoà giải. Bản thân gia đình người bị hại cũng không muốn làm ầm ĩ vì sợ ảnh hưởng đến tương lai con trẻ. Những người có trách nhiệm đã không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại tình dục.
Những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn tiếp diễn và kẻ phạm tội vẫn chưa bị pháp luật xử lý nếu chúng ta vẫn chọn im lặng thay vì lên tiếng. Do đó, bản thân gia đình nạn nhân cũng như cộng đồng cần phải lên tiếng, kiên quyết đi đến cùng sự thật để xây dựng môi trường an toàn, trong sạch cho trẻ em.
Các em học sinh đang đọc sách "Quyền trẻ em".
Dụ dỗ trẻ bằng lời nói cũng là dâm ô
Tại buổi tọa đàm “Xâm hại tình dục: Im lặng hay lên tiếng” được tổ chức ngày 14/3 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang rất đáng báo động. Số lượng các vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện ngày càng gia tăng.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục thì 65% nạn nhân là trẻ em, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12 - 15.
Đặc biệt, số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại cũng là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Thời gian gần đây, ba vụ việc xảy ra liên tiếp liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu đã gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội.
Phân tích những khó khăn trong quá trình khởi tố vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, luật sư Lê Văn Luân (luật sư đang trợ giúp pháp lý cho vụ việc em bé 9 tuổi bị xâm hại tình dục ở Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, không nên quan niệm dâm ô phải là xâm hại trực tiếp đến thân thể thì mới cấu thành tội. Ở nhiều nước, hành vi dâm ô được phân loại rõ ràng, nếu chỉ gợi ý quan hệ, dụ dỗ, gạ gẫm, cho xem tranh ảnh khiêu dâm thì cũng đã cấu thành tội.
“Hiện nay, đối với các vụ án dâm ô trẻ em điều tra cần dựa vào nhân chứng, thực nghiệm hiện trường, lời khai của nạn nhân, chất vất kẻ gây án… nếu các cơ quan điều tra đòi hỏi phải có dấu vết mới xử lý vụ án thì lúc này sự việc đã tổn hại nghiêm trọng đến trẻ em,” ông Lê Văn Luân nói.
Hòa giải là vi phạm pháp luật
Trong khi số vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện ngày càng gia tăng thì đáng buồn là nhiều nơi vẫn xử lý vụ việc này theo hướng hoà giải. Bản thân gia đình người bị hại cũng không muốn làm ầm ĩ vì sợ ảnh hưởng đến tương lai con trẻ. Những người có trách nhiệm đã không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại tình dục.