Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng chính quyền đô thị tại Hà Nội sẽ giảm bớt các tầng nấc trung gian

Kinhtedothi - Ngày 5/4, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội và Tổ soạn thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội tiến hành khảo sát ở huyện Đông Anh, phục vụ xây dựng đề án. Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo chủ trì buổi làm việc.
Theo lãnh đạo huyện Đông Anh, huyện có tổng diện tích 18.230 ha, dân số gần 40 vạn dân phân bổ tại 23 xã, 1 thị trấn, có 60 đơn vị, cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy. Trong đó, 24 Đảng bộ xã, thị trấn; 20 Đảng bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Huyện là đầu mối giao thông quan trọng giữa Thủ đô với các tỉnh phía Bắc của Tổ quốc với nhiều tuyến giao thông lớn chạy qua thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh trên địa bàn. Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đạt được nhiều kết quả  tích cực. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chung của huyện.
 

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo phát biểu tại buổi làm việc.

Tham luận tại buổi khảo sát, lãnh đạo huyện và một số xã, thị trấn đều nhất trí nên thí điểm bỏ HĐND cấp xã, thay đổi tổ chức HĐND, UBND cấp huyện, tuy nhiên, cần đẩy mạnh thêm chức năng giám sát của MTTQ. “Nếu không tổ chức HĐND sẽ giảm bớt các tầng nấc trung gian, tiết kiệm được nhiều ngân sách. VD: Đại biểu HĐND phụ cấp là 0,3; với các chức danh (trưởng ban, phó ban) thêm 0,1. Vậy nếu bỏ HĐND, một năm, sẽ giảm được cho ngân sách hơn 100 triệu đồng”, Bí thư Đảng ủy thị trấn Đông Anh Đặng Minh Thắng nói.
Trog khi đó, một số đại biểu nêu rõ quan điểm về tính khả thi của việc thực hiện các nội dung liên quan để tổ chức bộ máy, nhất thể hóa một số chức danh liên quan, tuy nhiên cần phải căn cứ vào từng vị trí việc làm và khối lượng công việc từng giai đoạn . “Với chức danh của các xã loại I, cán bộ không chuyên trách, cán bộ là các đồng chí văn phòng đảng ủy ở xã là hệ 1,46, không có bảo hiểm, không có chế độ nào khác, còn rất nhiều khó khăn nên đề xuất tăng thêm phụ cấp, thực hiện khoán chi để tạo điều kiện thuận lợi, tăng tính chủ động cho các cơ sở”, Bí thư Đảng ủy xã Nam Hồng Tạ Xuân Hòa đề xuất.
Theo một số đại biểu, việc mở rộng quy mô các đơn vị hành chính và tổ chức lại các cơ quan chính quyền địa phương có nhiều lợi ích, vì vừa giảm bớt được số lượng các đơn vị hành chính, nhất là cấp xã, vừa giảm bớt ngân sách Nhà nước từ đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, việc ghép các đơn vị hành chính tạo điều kiện phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương.
 Qua buổi làm việc, đoàn khảo sát cũng lắng nghe các ý kiến trao đổi thẳng thắn về bất cập, hạn chế và kiến nghị, đề xuất hình thức, nội dung của mô hình chính quyền đô thị. Lãnh đạo nhiều xã, thị trấn cũng bày tỏ, sẵn sàng thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Đồng thời cho rằng, dù mô hình chính quyền đô thị hay chính quyền nông thôn đều cần bộ máy tinh gọn, hiệu quả; và việc xây dựng đề án cần có lộ trình.
 

Người dân làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính Một cửa huyện Đông Anh.

 Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo ghi nhận những ý kiến trao đổi thẳng thắn của các đại biểu. Đồng thời nhấn mạnh, hiện nay chính quyền đang chồng chéo, hiệu quả công việc thấp nên cần phải giải quyết những bất cập về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý để hướng tới chính quyền hiệu quả phục vụ Nhân dân theo NQ T.Ư 6. Theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, xây dựng thành đề án thí điểm với những đầu việc: Thực hiện Trưởng ban Dân vận Huyện ủy kiêm Chủ tịch MTTQ huyện; thành lập cơ quan giúp việc chung cho MTTQ và các đoàn thể của huyện; Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy kiêm Giám đốc Trung tâm Giáo dục chính trị huyện; thí điểm Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND cùng cấp; Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ ; Chủ nhiệm UBKT kiêm Chánh thanh tra; thực hiện khoán kinh phí cho cán bộ bán chuyên trách...  “Với chính quyền hiện nay, cần phải cơ cấu, rà soát lại các chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và phân cấp, phân quyền theo hướng tinh gọn, hiệu quả, không chồng chéo, nhưng vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, có những việc phải làm ngay, có những việc sẽ làm theo lộ trình”, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ