Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh: Xu hướng tất yếu để phát triển

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khu đô thị mới Linh Đàm. Ảnh: Phạm Hùng

Đô thị là một thực thể sống, hấp thu các nguồn tài nguyên và thải ra các chất phế thải. Ở Việt Nam, các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của quốc gia nhưng cũng chiếm tới 2/3 tổng nhu cầu sử dụng năng lượng và 76% lượng khí thải cacbon có nguồn gốc từ giao thông, công nghiệp, các hoạt động xây dựng và công trình. Chính bởi vậy, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững.

 
Khu đô thị mới Linh Đàm.     Ảnh: Phạm Hùng
Kinhtedothi - Khu đô thị mới Linh Đàm. Ảnh: Phạm Hùng

Động lực và mặt trái

Các hành động của lĩnh vực đô thị được ưu tiên cao trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Trưởng ban Ban điều phối Diễn đàn Đô thị Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Linh cho biết: Hiện nay, hệ thống đô thị quốc gia đã đóng góp khoảng 70% GDP, là
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2013 - 2020 và tầm nhìn đến 2050. Chiến lược đã chỉ rõ “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội... phải do còn người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân”.
những trung tâm động lực phát triển kinh tế của các vùng, miền trên cả nước. Chất lượng và điều kiện sống của người dân khu vực đô thị đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các đô thị đang đứng trước nhiều thách thức, còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, tạo ra các nút thắt trong nỗ lực phát triển bền vững. Sự phát triển quá nhanh của các đô thị Việt Nam trong thế kỷ 21 đã và đang đặt ra nhiều thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, văn hóa, dân số, năng lượng, lương thực… và đặc biệt về biến đổi khí hậu và những thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra.

Theo phân tích của Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng, số liệu thống kê trong vòng 20 năm trở lại đây cho thấy, tại các đô thị của Việt Nam, đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp nói chung chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ thấp. Tỷ trọng công nghệ cao chỉ chiếm 19,2%, công nghệ thấp là 54%. Sự tăng trưởng dựa vào sản xuất nhân công giá rẻ, hiệu suất lao động thấp, dịch vụ tư nhân tại chỗ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đem lại giá trị thặng dư thấp, khó có khả năng duy trì sự tăng trưởng lâu dài, dễ bị tác động do biến động kinh tế và tự nhiên, đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Mô hình tăng trưởng còn khá đơn điệu giữa các đô thị, đặc biệt là các đô thị vừa và nhỏ, vô hình chung tạo nên sự cạnh tranh lẫn nhau, không phát huy được các lợi thế so sánh đặc trưng của mỗi địa phương. Hơn thế nữa, ý thức ưu tiên phát triển kinh tế mà quên đi những phí tổn tài nguyên môi trường cảnh quan tự nhiên càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.

Nhiều đô thị mới triển khai trên… giấy

Thực hiện các nhiệm vụ đặt ra của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, theo thống kê ban đầu từ báo cáo của 59 đô thị từ loại IV trở lên, hiện đã có 24 đô thị đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện đô thị tăng trưởng xanh. Trong đó, hai đô thị Sa Pa và Sóc Trăng đã ban hành Chiến lược về tăng trưởng xanh, một số đô thị đang tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu như Đà Nẵng, Bắc Ninh, Tam Kỳ... Tuy nhiên, trong số 24 đô thị này có tới 15 đô thị chỉ có... văn bản chỉ đạo. Một nguyên nhân dẫn đến việc triển khai đô thị tăng trưởng xanh gặp nhiều khó khăn là chưa có khái niệm rõ nét, thiếu tiêu chí cụ thể cũng như chưa có nhiều ví dụ thực tiễn về lĩnh vực này ở cấp độ quy mô toàn đô thị.

Bên cạnh đó, ông Vũ Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học giáo dục và Tài nguyên môi trường (Bộ KH&ĐT) cho rằng, một vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thiếu phương thức để huy động tài chính. Việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là công cụ thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế. Và để thực hiện thành công các mục tiêu, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD, trong đó kỳ vọng 70% được huy động từ khu vực ngoài công lập.

Theo nghiên cứu của Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng, tình hình đô thị hóa cũng như xu hướng tác động của các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các đô thị phải có tầm nhìn, kế hoạch dài hạn, xây dựng cơ sở bền vững cho tăng trưởng dựa trên động lực có tính cạnh tranh cũng như có hiệu suất cao. Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là một sự chuyển dịch cơ bản trong tư duy hệ thống về tăng trưởng đô thị, đòi hỏi có sự vào cuộc của các cấp, các các ngành và toàn xã hội. Với tư duy đúng, lộ trình phù hợp và những giải pháp sáng tạo, đô thị tăng trưởng xanh sẽ đóng góp một phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia.