Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Xây dựng dự án cải tạo môi trường nước trị giá 8.200 tỷ đồng

Kinhtedothi - Dự án không những góp phần hoàn thiện hạ tầng thoát nước cho khu vực phía Tây, phía Bắc của TP Hồ Chí Minh mà còn kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, phát triển kinh tế - xã hội cho TP và vùng lân cận.

Ngày 23/2, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn).

Đến dự lễ khởi công có Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đề nghị chủ đầu tư hoàn thành dự án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình. Ảnh: PLO.

Dự án này là giai đoạn 2 của dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên. Dự án có chiều dài gần 32km, đi qua 7 quận, huyện của TP Hồ Chí Minh, gồm: Quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh. Tổng vốn đầu tư gần 8.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 4.000 tỷ đồng, vốn ngân sách TP 4.200 tỷ đồng, thời gian dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Dự án được thiết kế xây dựng tuyến kè bờ kênh với tổng chiều dài tuyến 63,11km, hai bên bờ kênh được xây dựng đường rộng 7-12m, vỉa hè rộng trên 3m; xây dựng 12 bến thuyền, 3 cầu giao thông dọc tuyến; nạo vét kênh với chiều dài tuyến 31,46km, bề rộng đáy kênh từ 30m trở lên đoạn từ cảng Phú Định đến cầu Trường Đai (quận Gò Vấp) và trên 40m đoạn từ cầu Trường Đai đến sông Sài Gòn.

Đây là dự án trọng điểm thuộc đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045, không những cải tạo môi trường nước cho khu vực phía Tây và phía Bắc của TP Hồ Chí Minh, mà còn kết nối giao thông bộ - thủy, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho TP và vùng lân cận.

Phối cảnh dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên khi hoàn thành.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP cho biết, nhiều năm qua TP rất nỗ lực trong việc nạo vét, xử lý rác thải trên tuyến kênh nhưng vẫn còn ô nhiễm. Khi dự án này hoàn thành, không những giải quyết nạn ô nhiễm, tiêu thoát nước cho lưu vực khoảng 14.900ha, mà còn kết nối giao thông đường bộ, đường thủy kết với các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi gửi lời cảm ơn người dân đã ủng hộ bàn giao mặt bằng cho dự án. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành cần tập trung phối hợp hỗ trợ chủ đầu tư giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; chủ đầu tư cùng nhà thầu phải đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án vào năm 2025 cũng như đảm bảo chất lượng, không để xảy ra tham nhũng trong quá trình triển khai; đối với UBND quận, huyện liên quan tiếp tục vận động, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án.

Đề xuất kéo dài hoạt động thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm

Đề xuất kéo dài hoạt động thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần tháo gỡ bất cập đối với một số trường hợp cụ thể

Cần tháo gỡ bất cập đối với một số trường hợp cụ thể

20 Apr, 09:12 AM

Kinhtedothi - Một trong những mục đích chính của quy định về diện tích đất được tách thửa trên địa bàn TP Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 7/10/2024, là để giãn dân nội đô và góp phần hạn chế tình trạng phân lô, bán nền tràn lan, gây nhiễu loạn thị trường nhà đất. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm triển khai thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc, cần có giải pháp để khắc phục.

Ngăn chặn làn sóng xe cá nhân

Ngăn chặn làn sóng xe cá nhân

20 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Gần 10 triệu phương tiện đang tạo nên áp lực khủng khiếp cho giao thông Hà Nội hằng ngày, khiến TP tốn kém hàng tỷ đô la mỗi năm, gây rất nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội. Muốn giảm ùn tắc giao thông (UTGT), một trong những giải pháp căn cơ nhất hiện nay là phải quyết tâm giảm số lượng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.

Quản lý nhu cầu giao thông sẽ giảm lượng phương tiện cá nhân

Quản lý nhu cầu giao thông sẽ giảm lượng phương tiện cá nhân

20 Apr, 05:47 AM

Kinhtedothi - Một trong những giải pháp giảm thiểu UTGT quan trọng nhất là Quản lý nhu cầu giao thông (Transportation Demand Management - TDM). Đây được xem là nhóm giải pháp cốt lõi, có tác dụng lâu dài nhằm hạn chế số lượng và mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đón không khí lạnh gây mưa rào, dông lốc cục bộ

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đón không khí lạnh gây mưa rào, dông lốc cục bộ

19 Apr, 05:31 PM

Kinhtedothi - Dự báo, khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc xuất hiện nắng nóng trên diện rộng. Riêng phía Tây Bắc có nắng nóng gay gắt. Vào chiều tối và đêm 19/4, khu vực này có thể xuất hiện mưa rào và dông vài nơi, lượng mưa không quá lớn nhưng người dân cần đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh đi kèm trong dông.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ