Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng ga nội đô cho hành khách đi máy bay: Hiệu quả kép

Kinhtedothi - Việc xây dựng một ga nội đô cho hành khách đi máy bay (in – town check – in) tại Hà Nội sẽ góp phần giảm tải lượng hành khách check in tại Sân bay quốc tế Nội Bài và giảm áp lực về giao thông trung chuyển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với TS. KTS Hoàng Hữu Phê – Chủ tịch HĐQT Vinaconex R&D.
 TS. KTS Hoàng Hữu Phê – Chủ tịch HĐQT Vinaconex R&D
Hiện nay, nhà Ga T1, T2 Nội Bài đã rơi vào tình trạng quá tải về lượng hành khách check - in, theo ông có phương án nào để khắc phục tình trạng này?

- Hiện nay, Nhà ga hành khách Cảng hàng không T1, T2 Nội Bài đang rơi vào tình trạng quá tải. Dự kiến đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 50 triệu lượt khách/năm, tức là gấp 2 lần so với thời điểm hiện tại. Cũng theo lộ trình này, TP Hà Nội đã đề xuất Chính phủ cho phép mở rộng thêm Nhà ga hành khách T3, T4 để đáp ứng nhu cầu giao thông hàng không.
Việc mở rộng sân bay là vấn đề hợp lý để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân và du khách về giao thông hàng không. Nhưng trên thực tế khi mở rộng chúng ta vẫn gặp phải những áp lực về con người, hàng hóa và giao thông chung chuyển tại khu vực nhà ga. Vì vậy, có một giải pháp đưa ra là Hà Nội nên nghiên cứu phương án xây dựng một ga nội đô cho hành khách đi máy bay (in – town check – in). Trên thực tế in – town check – in đã được triển khai rất hiệu quả ở các đô thị lớn trên thế giới, nhưng ở Việt Nam chưa được đưa vào để triển khai thực hiện.

Những tiện ích mà in – town check – in mang lại là gì, thưa ông?

- In – town check – in cung cấp một dịch vụ cho hành khách có thể xuất vé máy bay và ký gửi hành lý miễn phí ngay trọng nội đô mà không cần phải đến trực tiếp cảng hàng không cách trung tâm một quãng đường. Sau khi check – in xong hành khách có thể tiếp tục công việc của mình và khi gần đến giờ bay sẽ di chuyển ra sân bay mà không phải xách theo hành lý nữa. Như vậy, nó sẽ giảm tải rất nhiều cho việc check – in tại cảng hàng không; theo kinh nghiệm thực tế tại các nước trên thế giới, các điểm in – town check – in thường nằm ngay ga tàu điện và di chuyển thẳng đến sân bay bằng đường vận chuyển riêng, giảm tải cho giao thông đường bộ.

Nhà ga đặc biệt kiểu này không những chỉ giảm tải cho sân bay Nội Bài, mà còn tạo tiện nghi cho số lượng khách đi máy bay đang gia tăng nhanh chóng hàng năm, góp phần biến chuỗi đô thị phía Tây thành một cực phát triển quan trọng của Thủ đô, với liên hệ giao thông đối ngoại đạt tiêu chuẩn cao so với các đô thị tương tự trên thế giới.

Theo ông đâu là địa điểm phù hợp để xây dựng một in – town check – in tại Hà Nội hiện nay?

- Quá trình mở rộng địa giới hành chính, đã mở ra một số tiềm năng lớn lao tại khu vực phía Tây Hà Nội mà trước đó vẫn đang ngủ quên, chưa được đánh thức do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Khách du lịch nước ngoài làm thủ tục tại sân bay Quốc tế Nội Bài. Ảnh: Công Hùng
Trong đồ án phát triển khu vực Hòa Lạc thành khu đô thị vệ tinh, như vậy sẽ hình thành một cụm đô thị phía Tây bao gồm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, biến tuyến này thành một trục đô thị kết nối các khu vực có nhân lực trình độ cao đáng kể nhất trong Vùng Thủ đô. Bên cạnh đó, có thể tạo ra các cơ hội đầu tư quan trọng đối với các dự án đường sắt đô thị kết hợp với các hoạt động thương mại và dịch vụ trên các quảng trường nhà ga, sẽ làm thay đổi hoàn toàn tính hấp dẫn của việc đầu tư vào khu vực này, nâng cao đáng kể khả năng thu hút nguồn vốn thực hiện. Vì vậy mở một điểm in – town check – in tại khu vực phía tây TP nằm gần với Thiên Đường Bảo Sơn là hợp lý nhất.

Hình thức đầu tư như thế nào là hợp lý, thưa ông?

- Hiện nay, do nguồn ngân sách ngày càng thắt chặt, nếu như đầu tư một in – town check – in mà chờ đợi nguồn vốn từ Nhà nước là rất khó. Kinh nghiệm ở các nước trong khu vực châu Á đã triển khai, đó là cho phép các Tập đoàn kinh tế tư nhân tham gia đầu tư và sau đó Nhà nước cho phép họ khai thác các hoạt động thương mại, dịch vụ trên toàn bộ tuyến in – town check – in đó. Hà Nội hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm này và thực tế Hà Nội cũng đang nghiên cứu, đề xuất việc cho các Tập đoàn tư nhân tham gia đầu tư vào một số tuyến đường sắt nội đô, việc này hoàn toàn có thể thành hiện thực nếu như chúng ta quyết tâm.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ