Từ 1/1/2017: Buýt nhanh BRT chính thức vận hành, miễn phí tháng đầu

Ngọc Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức họp báo, giải đáp các thắc mắc về phương thức vận hành tuyến BRT số 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa.

Theo Quyết định số 2885/QĐ-SGTVT của Sở GTVT Hà Nội, ngày 1/1/2017, tuyến buýt BRT đầu tiên Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa sẽ chính thức đi vào vận hành, khởi đầu cho việc phát triển loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) khối lượng lớn của Hà Nội.

Xe buýt BRT là một trong 3 hợp phần thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD; được thực hiện từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tuyến buýt BRT Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa không chỉ là tuyến đầu tiên của Hà Nội mà còn của cả nước, đánh dấu sự xuất hiện loại hình VTHKCC khối lượng lớn, góp phần cải
Tuyến buýt BRT Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa phục vụ từ 5 giờ - 22 giờ hàng ngày; tần suất từ 5 - 15 phút/lượt, khả năng vận chuyển đạt 1.400 hành khách/giờ; sử dụng 24 xe, trong đó có 20 xe vận doanh hàng ngày, 4 xe dự phòng; giá vé đồng hạng 7.000 đồng/lượt, có áp dụng vé tháng như xe buýt thông thường.
 thiện đáng kể năng lực cho mạng lưới VTHKCC tại các đô thị nói chung và Thủ đô nói riêng.

Trưởng ban Giao thông WB, Giám đốc Dự án Jung Eun Oh chia sẻ: “Tuyến buýt BRT Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai, kết nối cả đường sắt đô thị và các tuyến BRT khác, hình thành mạng lưới VTHKCC năng lực cao, hiện đại, góp phần hạn chế UTGT cho cả TP”.

Bà Jung Eun Oh còn nhận định: “Để tuyến buýt BRT đầu tiên này hoạt động hiệu quả còn cần sự hưởng ứng, hợp tác của người dân Hà Nội. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án”.

Với đặc thù phương tiện chuyên chở lớn, hướng tới mục tiêu rút ngắn thời gian di chuyển, xe buýt BRT cần nhiều điều kiện ưu tiên hơn hẳn loại hình xe buýt thông thường.

Giám đốc Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông đô thị, Sở GTVT Hà Nội Nguyễn
Lộ trình tuyến: Số 1 Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - QL6 - Bến xe Yên Nghĩa và ngược lại.
 Hoàng Hải cho biết, trong quá trình xây dựng phương án vận hành tuyến buýt BRT, Sở và các đơn vị thực hiện đã tham vấn rất nhiều chuyên gia cả trong và ngoài nước.

“Trước mắt, loại hình VTHKCC mới hoàn toàn này có thể sẽ còn lạ lẫm với cả hành khách lẫn người dân Thủ đô. Tuy nhiên, với những ưu điểm nổi bật như: Xe gần như không phải chuyển hướng, chuyển làn; sử dụng sàn đồng mức, thuận tiện cho người tham gia, người khuyết tật lên xuống; khu vực nhà chờ rộng, khép kín, sẽ được bổ sung dịch vụ tiện ích phục vụ hành khách... chắc chắn xe buýt BRT sẽ sớm trở nên gần gũi đối với chúng ta”, ông Nguyễn Hoàng Hải khẳng định.

Để quản lý, khai thác tuyến buýt nhanh BRT, Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã thành lập Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT, do ông Nguyễn Thủy làm Giám đốc. Ông Thủy cho biết, mọi công tác chuẩn bị, tổ chức đã hoàn tất, Transerco đã điều động số lượng lớn nhân lực tốt nhất, có kinh nghiệm nhất từ các xí nghiệp thành viên về làm việc tại Xí nghiệp. Ông Thủy thông tin thêm, trong tháng vận hành đầu tiên, xe buýt BRT sẽ miễn phí cho hành khách.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần