Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xem xét điều chỉnh mức phí BHYT phù hợp với thu nhập từng nhóm đối tượng

Kinhtedothi - Những năm qua, quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của người tham gia ngày càng được mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng BHYT.

Theo thống kê, tỷ lệ người tham gia BHYT tăng đáng kể theo từng năm. Tính đến năm 2024, cả nước đã có hơn 94,2% số dân, tương đương khoảng 95,5 triệu người tham gia BHYT, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.

Người dân đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn. 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT bổ sung tám nội dung, mang đến nhiều thay đổi quan trọng nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và các cơ sở KCB, kỳ vọng giải quyết các vướng mắc trong thực tế đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Đáng chú ý, Luật mới quy định về chuyển tuyến KCB, giúp người bệnh được chuyển thẳng lên tuyến trên, không cần thủ tục chuyển tuyến như trước đây khi mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo hoặc phẫu thuật cần sử dụng kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, người tham gia BHYT được hưởng 100% gồm: các chi phí KCB ban đầu trong toàn quốc, khi điều trị nội trú tại cơ sở KCB BHYT cấp cơ bản và khi KCB tại bất kỳ cơ sở y tế cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu mà trước ngày 1/1/2025.

Cùng với đó, Quỹ BHYT cũng sẽ chi trả cho các dịch vụ như KCB, hỗ trợ từ xa, y học gia đình, KCB tại nhà, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con…

Cũng từ ngày 1/7, thêm 4 nhóm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT, bao gồm: người thuộc hộ nghèo đa chiều; hộ cận nghèo; danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú và nạn nhân (theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011).

Nguyên nhân BHYT chưa phủ sóng toàn dân vẫn là nhận thức về BHYT chưa đủ và đúng. Nhiều người vẫn e ngại việc tham gia BHYT do còn thiếu thông tin hoặc hiểu sai về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Thậm chí có người nghĩ rằng việc này không cần thiết, đặc biệt khi họ còn trẻ và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cũng là một rào cản lớn khi nhiều người lao động tự do hoặc người dân ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thu nhập thấp, không đủ khả năng chi trả phí BHYT.

Để thực hiện BHYT toàn dân cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính phù hợp cho nhóm đối tượng yếu thế này để khuyến khích họ tham gia. Mặt khác, khuyến khích người dân đi khám sức khỏe định kỳ, nếu có bệnh sẽ điều trị kịp thời, giảm thiểu tình trạng bệnh nặng và chi phí điều trị cao sau này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, để nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của BHYT cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục; tổ chức thường xuyên các chương trình tuyên truyền , nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi người dân còn thiếu thông tin về BHYT; ra quân, chia thành các nhóm nhỏ theo mô hình “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân.

Bên cạnh đó, Chính phủ xem xét việc điều chỉnh mức phí BHYT cho phù hợp với thu nhập của từng nhóm đối tượng; xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội tham gia vào việc bảo trợ BHYT cho người lao động.

Ngoài ra, các đơn vị, địa phương rà soát, cập nhật, phân loại đối tượng tiềm năng và nhóm yếu thế chưa tham gia BHYT theo địa bàn; phối hợp tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, hàng xóm tham gia BHYT

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

22 May, 04:53 AM

Kinhtedothi - Miễn viện phí toàn dân là một bước tiến lớn về an sinh xã hội mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội, giúp mọi người dân tiếp cận y tế, không lo gánh nặng tài chính. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần có những giải pháp cụ thể, lộ trình rõ ràng cùng sự chung tay, đồng thuận của xã hội, đặc biệt là sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn tài chính bền vững, mới có thể duy trì chất lượng dịch vụ y tế toàn dân.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

14 May, 05:37 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13/5/2025 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ