Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại PVN, PVC

Kinhtedothi - Sáng nay (7/5), TAND Cấp cao mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVN và PVC theo đơn kháng cáo của các bị cáo.
Trước đó, TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm có những sai phạm tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam PVC. Tòa tuyên phạt ông Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch HĐQT, nay là HĐTV - PVN) 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVC) bị tuyên 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; tù chung thân về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại phiên toà sơ thẩm
Sau phiên sơ thẩm, 15/22 bị cáo trong vụ án cùng một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã kháng cáo. Trong đó, ông Đinh La Thăng đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh, hình phạt phù hợp với bản chất vụ án, vai trò trách nhiệm của bị cáo, thực hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại cho mình về cả 2 tội danh nói trên và xem xét lại trách nhiệm dân sự. Các bị cáo khác hầu hết kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường.
Tuy không kháng cáo nhưng sẽ có một số bị cáo được triệu tập tham gia phiên tòa với tư cách người làm chứng. Đánh chú ý trong đó có bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN). Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã bị TAND TP Hà Nội xử phạt về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với mức hình phạt 9 năm tù giam. Bản án sơ thẩm nhận định, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nguyễn Xuân Sơn dù biết rõ Hợp đồng EPC số 33 ký trái quy định nhưng ông Sơn vẫn chỉ đạo Ban QLDA tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.000 tỷ đồng để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng 119 tỷ đồng sai mục đích. Ngoài ra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng được triệu tập đến tòa là ông Trịnh Hùng Cường (con trai bị cáo Trịnh Xuân Thanh). Trước đó, không đồng ý với việc kê biên một số tài sản do ông bà cho, ông Trịnh Hùng Cường đã làm đơn kháng cáo đề nghị được trả lại.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hoa hậu Thùy Tiên: từ người truyền cảm hứng đến bị can trong vụ án lừa dối khách hàng

Hoa hậu Thùy Tiên: từ người truyền cảm hứng đến bị can trong vụ án lừa dối khách hàng

20 May, 02:37 PM

Kinhtedothi - Từng đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 và xây dựng hình ảnh như một người truyền cảm hứng tích cực cho giới trẻ, Nguyễn Thúc Thùy Tiên nay đối diện với vòng tố tụng hình sự sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Lừa dối khách hàng”, theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự. Vụ việc không chỉ gây rúng động dư luận mà còn đặt ra nhiều vấn đề pháp lý về trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo thương mại trên nền tảng số.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ