Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xóa bỏ chăn nuôi trong khu dân cư nội thị, ven đô tại Hà Nội

Kinhtedothi - Sau gần 4 năm triển khai, Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội đã mang lại những kết quả khả quan, từng bước khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đưa chính sách vào thực tiễn

Trước thời điểm Nghị quyết 02 được ban hành tháng 7/2020, toàn TP có 206.841 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, tổng số hộ chăn nuôi ở các quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, 6 thị trấn thuộc 5 huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) là 2.599 hộ, với 204.117 con gia súc, gia cầm.

Số lượng chăn nuôi tại các phường, thị trấn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, tập trung tại khu vực bãi ven sông Hồng hoặc xen kẽ ở trong khu vực dân cư. Điều này khiến môi trường ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, khả năng lây lan dịch bệnh cao, có nhiều mối nguy về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tác động không tốt đến sự phát triển của đô thị.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 7/7/2020, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 02 về việc Ban hành Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội.

Nghị quyết 02 từng bước xoá bỏ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư trên địa bàn Hà Nội.

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Sở NN&PTNT Hà Nội, UBND các quận huyện, thị xã đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 02, phương án dừng chăn nuôi; đôn đốc các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động các cơ sở chăn nuôi dừng, di dời ra khu vực dân cư.

Các địa phương đã tiến hành nhiều lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền nhằm phổ biến quy định, nâng cao nhận thức người chăn nuôi, nhân viên thú y xã, phường, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn… Đồng thời, tích cực triển khai chính sách hỗ trợ người chăn nuôi.

Đơn cử như tại quận Long Biên, Phó Chủ tịch UBND quận Vũ Xuân Trường cho biết, đã hỗ trợ cho 75 hộ vay vốn để chuyển đổi nghề, mức vay tối đa 100 triệu đồng/hộ để kinh doanh, dịch vụ, gia công cơ khí, bán hàng ăn uống, trồng cây. Đồng thời, hỗ trợ 4 hộ địa điểm kinh doanh tại chợ.

Trưởng phòng Kinh tế quận Tây Hồ Trần Gia Hùng cho biết, địa phương đã tiến hành rà soát, tổ chức ký cam kết đối với các hộ chăn nuôi tại những khu vực không được phép chăn nuôi; hướng dẫn, phổ biến và thực hiện hỗ trợ cho 8 hộ dân nuôi lợn vay vốn từ nguồn của Ngân hàng chính sách xã hội quận để chuyển đổi ngành nghề, với tổng số tiền 610 triệu đồng…

Xử lý nghiêm hộ chăn nuôi không chấp hành

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Hà Nội Nguyễn Đình Đảng, với sự vào cuộc chủ động, tích cực của Sở NN&PTNT Hà Nội, các quận, huyện, thị xã, hiện trạng chăn nuôi tại nhiều địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tính đến nay, có 5 địa phương không còn hoạt động chăn nuôi gồm: 4 phường của thị xã Sơn Tây; 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm); thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng); thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh); thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì).

Tổng số hộ còn hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay giảm so với thời điểm chưa thực hiện Nghị quyết số 02, còn 450 hộ (giảm 82,89%), với 47.203 gia súc, gia cầm (giảm 77,47%). Trong đó, chăn nuôi trâu, bò, dê: giảm 65 hộ (37,36%), tổng đàn giảm: 1.069 con, (49,84%); chăn nuôi lợn: giảm 394 hộ (61,66%), tổng đàn giảm 6.509 con (62,76%); chăn nuôi gia cầm: giảm 1.687 hộ (94,46%), tổng đàn giảm: 154.724 con, (78,54%).

“Việc triển khai Nghị quyết 02 đến nay đã mang lại những kết quả khả quan, từng bước khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả chăn nuôi thấp; đặc biệt là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng môi trường, cảnh quan…” - ông Nguyễn Đình Đảng đánh giá.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 02, ngành nông nghiệp đề nghị Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát, thống kê, ký cam kết không phát sinh số lượng hộ chăn nuôi, số lượng đàn gia súc, gia cầm.

Tăng cường kiểm tra, vận động các hộ chăn nuôi chấm dứt, hoặc di dời hoạt động chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Hướng dẫn các cơ sở nuôi động vật thí nghiệm, cơ sở nuôi động vật làm cảnh mà không gây ô nhiễm môi trường chấp hành các quy định tại Nghị quyết 02 của HĐND TP Hà Nội. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm các hộ chăn nuôi cố tình không chấp hành. 

 

“Huyện Gia Lâm đang trong lộ trình lên quận, khi đó hoạt động chăn nuôi sẽ bị cấm tuyệt đối. Đây là một khó khăn mà chính quyền địa phương đang đối diện, mong muốn và đề xuất Sở NN&PTNT báo cáo UBND TP, HĐND TP Hà Nội nghiên cứu, có chính sách đặc thù, trên tinh thần cho phép các huyện sắp lên quận giống như Gia Lâm giảm dần chăn nuôi thay vì cấm tuyệt đối…” - Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Hoàng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ