Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xót xa cảnh người dân miền Trung gồng mình chống lại trận lũ lịch sử

Linh Đan (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Áp thấp nhiệt đới đang dội thẳng vào miền Trung, gây mưa lũ, nhấn chìm hàng nghìn ngôi làng, nhà dân, trường học, cô lập nhiều huyện, sạt lở đất, tê liệt giao thông…

Hình ảnh nước lũ mênh mông ngập lên tận nóc nhà, cướp đi sinh mạng của hàng chục người dân miền Trung, san phẳng hàng ngàn héc ta hoa màu... khiến cả nước vô cùng đau xót. 

Hồi 17h, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương đã cung cấp thông tin về lũ khẩn cấp trên các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và trên các sông ở Nghệ An.

Theo đó, lũ thượng lưu sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang xuống; hạ lưu sông Ngàn Sâu, sông La và sông Cả (Nghệ An) đang lên. Mực nước lúc 16h ngày 15 tháng 10 trên một số sông như sau:

- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 14,39m, trên BĐ3 0,89m; tại Hòa Duyệt 10,38m, dưới BĐ3 0,12m;

- Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm 8,54m, dưới mức BĐ1.

- Sông Gianh tại Đồng Tâm 9,31m, trên BĐ1 2,31m; tại Mai Hóa 6,64m, trên BĐ3 0,14m;

- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 3,23m, trên BĐ3 0,53m.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo, mưa ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình sẽ giảm nhanh. Trong đêm nay, khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 100mm.

Lũ hạ lưu sông Ngàn Sâu, sông Cả và sông La tiếp tục lên; thượng lưu sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông Gianh, sông Kiến Giang tiếp tục xuống.

Đến sáng mai (16/10), mực nước trên các sông có khả năng như sau:

- Sông Cả tại Nam Đàn lên mức 4,5m, dưới mức BĐ1 0,9m;

- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuống mức 12,7m, trên BĐ2 0,7m; tại Hòa Duyệt ở mức 10,5m (BĐ3).

- Sông La tại Linh Cảm lên mức 4,2m, dưới BĐ1 0,3m;

- Sông Gianh tại Mai Hóa xuống mức 4,5m, dưới BĐ2 0,5m;

- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 2,7m (BĐ3).

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi; ngập lụt nghiêm trọng tiếp tục diễn ra ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trọng tâm là các huyện sau:

Nghệ An: Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Đô Lương, Thanh Chương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn;

Hà Tĩnh: Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, TP.Hà Tĩnh;

Quảng Bình: Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy, TP. Đồng Hới.

Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2-3

Cảnh báo Bão gần Biển Đông

Tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông (Philippin) khoảng 280km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16-17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km. Đến 13 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15.

Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 150N và phía Đông Kinh tuyến 1160E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 17/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15-16.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.

Nghệ An: 21 nghìn ha cây trồng bị ngập nước

Theo thông tin từ Báo Nghệ An điện tử, tại Diễn Châu, theo thống kê sơ bộ của Phòng nông nghiệp huyện, diện tích cây vụ đông bị ngập là 2.200 ha trong tổng số 4.900 ha kế hoạch gieo trồng. Diện tích cây vụ đông trên đất 2 lúa đã bị ngập gần hết với khoảng 300 ha ngô và 80 ha rau màu các loại. Trong đó, những xã bị ngập nhiều nhất gồm: Diễn Lợi, Diễn Thịnh, Diễn An do vùng này thoát nước kém.

 Nhiều diện tích cây ràu màu trên đất hai lúa ở Diễn Châu bị ngập chìm trong nước (Ảnh: Quang An)

Ông Lê Thế Hiếu – Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Diễn Châu cho biết: Huyện đã chỉ đạo các xã báo cáo số liệu về diện tích cây trồng bị ngập lên huyện, triển khai thu gom rác thải nông nghiệp đồng thời nạo vét kênh mương tiêu úng kịp thời. Đồng thời, yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình thời tiết để có các phương pháp đối phó đảm bảo an toàn cho người dân và cây trồng vật nuôi.

Còn tại huyện Yên Thành, đến đầu giờ chiều nay, lượng mưa đo được là 300 mm, diện tích cây trồng vụ đông các loại bị ngập nước tăng lên hơn 1.000 ha. Hiện nay, trời vấn tiếp tục mưa to, mực nước trên các sông đang dâng cao, các cánh đồng trên địa bàn càng bị ngập sâu trong nước.

Tại Thanh Chương, tính đến thời điểm này, mưa đã khiến 170 ha ao hồ, 406 ha ngô vụ đông và rau màu ngập nước. Ngoài ra, mưa lũ còn gây thiệt hại, hư hỏng 2 chiếc cầu và 100 m kênh mương thủy lợi.

Mưa to suốt từ sáng sớm đến nay, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã có gần 1.000 ha cây trồng ngập nước, trong đó có hơn 800 ha rau màu khu vực Bãi ngang, còn lại là ngô vụ đông trên đất 2 lúa.

Huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với Xí nghiệp Thủy lợi tích cực thăm đồng để kịp thời có phương án điều chỉnh dòng chảy, cống tiêu cho những vùng bị ngập; đồng thời yêu cầu các xã, thị trấn tranh thủ thời tiết ráo mưa phát động nhân dân ra quân làm thủy lợi, tiêu úng.

Để giảm thiệt hại cho cây trồng, chiều ngày 15/10, khi mưa giảm, bà con nông dân các xã bị ngập nặng như Quỳnh Yên, Quỳnh Văn, Quỳnh Giang, Quỳnh Diễn… đã khẩn trương mang dụng cụ ra đồng khơi thông dòng chảy, đắp bờ tiêu úng để cứu cây trồng.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh, đến đầu giờ chiều ngày 15/10, toàn tỉnh đã có hơn 21 nghìn ha cây trồng bị ngập nước. Trong đó 13 nghìn ha ngô vụ Đông, diện tích còn lại là rau màu và các loại cây trồng khác.

Hiện nay, đang tiếp tục mưa to, do vậy, dự báo nguy cơ diện tích cây trồng các loại bị ngập sẽ còn tăng lên.

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: 2 người chết, trên 8.000 ngôi nhà bị ngập lụt

Tính đến 13 giờ ngày 15-10, trên địa bàn huyện mưa lũ đã làm 2 người chết (1 người ở xã Võ Ninh và 1 người ở xã Hàm Ninh), 1 người bị thương (ở xã Võ Ninh), trên 8.000 ngôi nhà bị ngập lụt (trên 2.000 nhà ngập sâu hơn 1m, trong đó xã Tân Ninh có trên 1.000 ngôi nhà), 34 phòng học một số trường ở xã Lương Ninh, Võ Ninh, Vạn Ninh bị ngập và hư hại các đồ dùng phục vụ dạy và học, 3 phòng học của điểm Trường mầm non Hà Thiệp (Võ Ninh) bị tốc mái, Trạm Y tế xã Lương Ninh bị ngập nặng, 43.000 con gia cầm, 103 con lợn... bị chết và cuốn trôi; 270ha nuôi trồng thủy sản chuẩn bị thu hoạch bị lũ cuốn; nhiều công trình đê, kè, kênh mương và đường giao thông bị hư hỏng...

 Nhiều thôn, xóm trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bị cô lập do lũ lụt (trong ảnh: tại xã Hàm Ninh).    

Hiện tại, nhiều thôn, xóm ở các địa phương trên địa bàn huyện vẫn đang bị nước lũ chia cắt, gồm: Võ Ninh, Hàm Ninh, Duy Ninh, Tân Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh, An Ninh, Trường Xuân, Trường Sơn...

UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các phương án bảo vệ người và tài sản của dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.

Trước mắt, lãnh đạo huyện đã đến chia sẻ, động viên những gia đình có người bị chết và bị thương, hỗ trợ cho gia đình có người chết 3 triệu đồng, Hội Chữ thập đỏ huyện hỗ trợ 1 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Lũ quét san phẳng cả cánh đồng hoa màu

Tại xã Kỳ Lâm (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), theo ông Phạm Thái Hoa, Chủ tịch UBND xã, do mưa lớn liên tục đổ xuống kết hợp nước tích tụ từ trong đồi núi, khe suối lâu ngày đã tạo ra cơn lũ quét sáng nay trên địa bàn. Do đã cảnh giác khi nhận được thông tin cảnh báo mưa lũ, sạt lở, nên người dân đã kịp sơ tán, không gây thương tích cũng như thiệt hại về người.

 Hơn 3ha sắn sắp đến ngày thu hoạch bị lũ quét tàn phá sạch.

Mặc dù vậy, theo ông Hoa, dòng lũ càn quét đã kịp cuốn trôi hai ngôi nhà, san phẳng, vùi lấp cả cánh đồng hoa màu với diện tích gần 5ha, chủ yếu là sắn đã sắp ngày thu hoạch. “Khi lũ rút, chúng tôi cùng người dân trồng sắn ra cánh đồng đã không khỏi xót xa bởi bao công sức mồ hôi của cả chính quyền và bà con nhân dân đã bị lũ cuốn trôi xuống sông, xuống biển” – ông Hoa nói.

Theo ghi nhận của PV, ngoài tàn phá hoa màu, cơn lũ quét cũng đã cuốn phăng, gây gãy đổ nhiều cây cối, gây sạt lở hơn 400m dọc bờ sông Rào Trổ thuộc thôn Nam Hà, gây chia cắt nhiều trường học, cơ quan trên địa bàn.

 Tại huyện Hương Khê mưa lớn kèm thủy điện Hố Hố không ngừng xả tràn đã khiến toàn huyện bị ngập nặng, nhiều địa phương đã tiệm cận đỉnh lũ lịch sử năm 2010.

Trong khi đó, tại huyện Hương Khê, địa bàn đang bị lũ nhấn chìm sâu nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, hiện nhiều xã ngập sâu từ 2-4m, tiệm cận cơn lũ lịch sử năm 2010. Nước bủa vây, chia cắt khiến cuộc sống của người dân đang bị đảo lộn hoàn toàn.

Điều may mắn, dù là địa bàn bị lũ hoành hành nặng nề nhất, nhưng Hương Khê chưa để xảy ra chết người.

Tại xã Phương Điền lũ ngập sâu từ 2-4m.

Tính đến thời điểm này mưa lũ đã làm 2 người tại Hà Tĩnh tử vong. Hiện các địa phương bị lũ lụt hoành hành tại Hà Tĩnh đang tập trung cao độ để ứng phó với mưa lũ.

Đường sắt Bắc-Nam sạt lở, hàng trăm hành khách mắc kẹt tại Quảng Bình

 Ngày 15/10, tin từ Công ty CP Đường sắt Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ trong các ngày từ 12 đến 15-10, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa rất to, lũ trên trên các sông lên nhanh, chảy xiết, ngập cao quá đường sắt gây sạt lở mái ta luy, xói nền đường tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt Bắc-Nam do đơn vị quản lý.

Hiện tại, mưa lũ vẫn diễn biến rất phức tạp và có xu hướng kéo dài với lưu lượng mưa lớn uy hiếp đến an toàn chạy tàu nên Công ty phải phong tỏa các khu gian từ La Khê đến Mỹ Trạch.

Nhiều đoạn đường sắt bị hư hỏng nghiêm trọng.

Cụ thể: Km405+500 - Km406+200 khu gian La Khê-Tân Ấp xói lở nền đường; đường ga số 1 Tân Ấp: CR 28 nền đường bị xói sâu 30cm, dài 6m; Km418+570 - Km418+590 khu gian Đồng Chuối-Kim Lũ, sạt mái ta luy dương lấp đường sắt dài 20m; Km425+300 - Km425+700 khu gian Đồng Chuối-Kim Lũ, xói lở nền đường; Km434+300 - Km434+450 khu gian Kim Lũ-Đồng Lê, xói lở nền đường; Km 452+500 - Km453+050 khu gian Ngọc Lâm-Lạc Sơn, xói trôi nền đá và nền đường đắp sâu từ 40cm-70cm; Km456+000 - Km456+090 khu gian Ngọc Lâm-Lạc Sơn, xói lở gây sạt mái taluy dương nền đường sâu 18m-20m, rộng khoảng 16m; hiện tại có nước ngầm chảy qua nền đường; Km 464 + 000-km 464+700 xói sâu gây sạt mái taluy dương nền đường, hiện tại nước đang ngập sâu chưa xác định được hư hại; Km 473+000 - Km475+000 xói sâu gây sạt mái taluy dương nền đường, do nước đang ngập sâu nên chưa xác định được hư hại; Km475+000 - Km475+500, Km476+500–Km 476+650, Km477+360–Km477+400, khu gian Lệ Sơn-Minh Lệ, xói trôi nền đường; Km478+000 – Km478+020 khu gian Lệ Sơn-Minh Lệ, sạt lở mái ta luy dương lấp đường sắt; Km 479+500 - Km 479+800 nước xói trôi nền đá xới lở nền đường sâu 40cm-50cm; Km518+00 – Km519+000 khu gian Phúc Tự-Đồng Hới, nước ngập đỉnh ray 180mm; Km520+100 - Km520+700 khu gian Phúc Tự-Đồng Hới, nước ngập đỉnh ray 350mm, xói trôi nền đường; Km 521+500 – Km 521+580; Km521+600 – Km521+620 sạt lở ta luy dương bên phải lý trình, sập hàng rào phía bắc ga Đồng Hới; Km 521+550 – Km 521+570 sạt mái ta luy dương bên trái lý trình; ghi N2 ga Lệ Kỳ, nước lũ ngập quá đỉnh ray 300mm, nền đường bị xói lở; cống bê tông Km542+210 bị cuốn trôi hoàn toàn, ray, tà vẹt treo dài 12m; Km 548+400 - Km549+000; Km 548+400 - Km550+700, nước ngập đỉnh ray 200mm, xói trôi nền đường. Bao gồm cả ghi N1 ga Mỹ Đức ngập đỉnh ray 100mm, xói trôi nền đường, ghi N1 Mỹ Đức xói sâu từ 5-6m. Nặng nhất là đoạn Km 550+670-km 550+660 trôi nền đường dài 7m sâu 5m; Km 565+450-Km 565+470, sạt lở mái taluy âm đến sát đầu tà vẹt ghi N2 ga Mỹ Trạch.
 Công ty CP Đường sắt Quảng Bình huy động lực lượng sửa chữa các điểm bị xói lở.

Hiện tại, Công ty đã điều động trên 350 người với các loại vật tư chủ yếu để vận chuyển ra công trường như: rọ thép 500 cái, tà vẹt gỗ 300 thanh, đinh đĩa 1.200 cái, đá dăm 250m3, đá hộc gần 600m3 và 6 máy phát điện. Đồng thời, đơn vị đã lên phương án, bố trí nhân lực, dụng cụ, vật tư sẵn sàng thi công khắc phục để thông tuyến trong thời gian sớm nhất.

Được biết, hiện tại có 9 đoàn tàu đang dừng đỗ dọc đường với 1.184 hành khách (riêng Quảng Bình có 4 đoàn tàu bị kẹt tuyến với 366 hành khách), và 13 tàu hàng dừng kẹt dọc đường. Trước tình hình này, các địa phương có tàu khách Bắc-Nam dừng, đỗ do kẹt tuyến đã huy động lực lượng, phương tiện trung chuyển nhằm đảm bảo việc đi lại cho hành khách.

Mưa giảm, nước lũ rút dần, quốc lộ 1A vẫn ách tắc cục bộ

Tính đến 15 giờ chiều 15/10, mực nước đã rút, mưa nhỏ, tuy nhiên các phương tiện đi lại với tốc độ chậm. Do lưu lượng xe đông nên hiện tại QL 1A đoạn đi qua phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn vẫn đang bị ách tắc.

Các phương tiện từ Nam ra Bắc đã bị chặn ở Nam cầu Gianh, phía Bắc thị xã Ba Đồn cũng đang bị ùn tắc.

 

Mực nước tại đoạn đi qua phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) đã dâng lên gần 1 mét, kéo dài gần 1km; trời đang mưa rất to, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng CSGT đang “căng mình” giữa mưa lũ để điều tiết và phân luồng giao thông.

Tin từ huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), suốt buổi sáng nay nước đã dâng cao, gây ngập tại xã Vĩnh Long; tuyến đường giao thông dẫn vào các địa phương Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy ngập sâu 0,7-1 m, không thể lưu thông. Thời điểm này mưa vẫn rất to, tình trạng ngập dự kiến sẽ còn nặng thêm.

Một số khu vực tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang bị cô lập

Đặc biệt, hiện có khoảng 1.000 nhà dân bị ngập trong nước. Có 10 điểm trường, 3 trung tâm Y tế bị ảnh hưởng, 150 ha hoa màu và trên 70% diện tích nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại.

Ông Trần Hữu Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết, đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai lực lượng dân quân, công an, thanh niên… hỗ trợ người dân kê lại đồ đạc ứng phó với tình hình ngập lụt; kịp thời di chuyển người già, trẻ em đến nơi an toàn.

Quảng Trạch: Mưa lớn tiếp tục, nhiều khu vực có nguy cơ bị cô lập kéo dài

 Trưa ngày 15/10, nhiều khu vực trên địa bàn huyện Quảng Trạch vẫn bị ngập cục bộ. Nước lũ có xu hướng rút nhưng mưa lớn vẫn tiếp tục. Nhiều địa phương có nguy cơ bị cô lập, chia cắt kéo dài...

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Quảng Trạch, trên địa bàn có 2.950 ngôi nhà bị ngập sâu từ 1m đến 4m.

 Nhiều khu vực ở Quảng Trạch vẫn bị ngập sâu trong nước lũ.

Trong đó, xã Phù Hóa 870 hộ bị ngập từ 1m-3,5m; xã Cảnh Hóa 850 hộ bị ngập từ 1m-3,5m ở các thôn: Kinh Nhuận, Thượng Thọ, Vịnh Thọ, Cấp Sơn; xã Quảng Trường 220 hộ bị ngập từ 1m-3m (thôn Thuận Hòa); xã Quảng Thanh 910 hộ bị ngập từ 1m-2,5m, ở các thôn Phù Ninh, Tân An.

Ngoài ra, còn có các xã như Quảng Phương, Quảng Lưu, Quảng Thạch, Quảng Xuân, Quảng Hưng, Quảng Kim, Quảng Phú, Quảng Tùng bị ngập cục bộ tại một số vùng trũng, mức độ ngập từ 0,5m-1m, nơi cao như Quảng Hưng ngập đến 2m.

Hiện các khu vực này vẫn đang bị ngập sâu trong nước. Các phương tiện giao thông thông thường chưa thể tiếp cận được. Quốc lộ 1A và 12A đi qua trên địa bàn bị chia cắt nhiều đoạn do nước lũ tràn về quá mạnh.

 Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Quảng Trạch bị chia cắt nhiều đoạn khiến giao thông ngưng trệ.

Mưa lũ cũng đã gây sạt lở bờ biển 30m chiều sâu và 200m chiều dài ở thôn Phú Xuân, xã Quảng Phú; 110m2 bến thuyền bị hư hỏng, cuốn trôi và rất nhiều vật nuôi bị chết nhưng đến nay vẫn chưa thống kê được số liệu thiệt hại...

Đến 11 giờ trưa nay (15/10), báo cáo từ UBND xã Cảnh Dương cho biết, số tàu chìm tại cửa Roòn là 7 chiếc (6 chiếc chìm tại cửa và 1 chiếc sau khi trôi dạt bị chìm ngoài biển); 4 chiếc bị trôi dạt ra biển và đã được lai dắt vào bờ an toàn; 12 chiếc bị sóng đánh làm hỏng máy, hiện đã khắc phục được 7 chiếc.

Trước đó, theo báo cáo của Đồn Biên phòng Roòn có 1 ngư dân mất tích nhưng vẫn chưa xác minh được danh tính. Rạng sáng nay, tàu Cảng vụ ở Hòn La đã cứu vớt được 6 người bị trôi dạt trên biển và chuyển đến Trạm bờ Quảng Đông để sơ cứu. Hiện cũng chưa xác định rõ nguyên nhân và nhân thân.

Đến thời điểm hiện tại mưa lớn vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Quảng Trạch, nhiều khu vực có nguy cơ tiếp tục bị cô lập.
Cảnh báo lũ khẩn cấp từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình
Tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên thượng lưu sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang dao động ở mức đỉnh.
Sông Thạch Hãn (Quảng Trị), lũ đang xuống chậm; sông La, hạ lưu sông Ngàn Sâu và sông Cả, lũ đang lên. Mực nước lúc 4h ngày 15 tháng 10 trên một số sông như sau:

- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 15,64m, trên BĐ3 2,14m; tại Hòa Duyệt 8,79m, dưới BĐ2 0,21m;

- Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm 11,27m, dưới BĐ2 0,23m;

- Sông Gianh tại Đồng Tâm 15,71m, dưới BĐ3 0,29m; tại Mai Hóa 9,2m, trên BĐ3 2,7m;

- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 3,52m, trên BĐ3 0,82m;

- Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn 4,14m, trên BĐ2 0,14m.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng dự báo, lũ hạ lưu sông Ngàn Sâu, sông Cả và sông La tiếp tục lên; thượng lưu sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông Gianh, sông Kiến Giang, sông Thạch Hãn xuống chậm và còn có khả năng lên lại.

Đến trưa, chiều nay (15/10), mực nước trên các sông có khả năng như sau:

- Sông Cả tại Nam Đàn lên mức 3,0m, dưới BĐ1 2,4m;

- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuống mức 15,5m, trên BĐ3 2,0m; tại Hòa Duyệt lên mức 10,0m, dưới BĐ3 0,5m;

- Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm xuống mức 10,0m, ở mức BĐ1;

- Sông La tại Linh Cảm lên mức 5,0m, trên BĐ1: 0,5m;

- Sông Gianh tại Mai Hóa xuống mức 7,5m, trên BĐ3 1,0m;

- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 3,1m, trên BĐ3 0,4m;

- Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn xuống mức 3,2m, dưới BĐ2 0,8m.

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi; ngập lụt nghiêm trọng tiếp tục diễn ra ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trọng tâm là các huyện sau:

Hà Tĩnh: Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, TP. Hà Tĩnh.

Quảng Bình: Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy, TP. Đồng Hới. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Mưa lũ gây chia cắt, học sinh khu vực biên giới nghỉ học

Học sinh các trường THPT, THCS thuộc địa bàn xã Môn Sơn (Con Cuông) buộc phải nghỉ học trong ngày 15/10 do mưa lũ gây chia cắt tại nhiều thôn bản. Một số đoạn trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn huyện Anh Sơn ngập nặng. 

Mưa liên tục nhiều giờ liền từ ngày 14/10, nước sông Giăng và một số suối phụ lưu dâng cao khiến 4 thôn bản bị chia cắt. Trước tình hình này, trường THCS xã Môn Sơn vào trường THPT Mường Quạ đóng trên địa bàn thông báo cho học sinh nghỉ học. 

Cầu tràn ngập sâu gây chia cắt đoạn qua xã Lục Dạ khiến đường từ xã Môn Sơn ra trung tâm huyện bị chia cắt tạm thời 

Thông tin từ các trường học cho biết có 456 học sinh THCS và 389 học sinh THPT ở xã biên giới Môn Sơn phải nghỉ học do ảnh hưởng của mưa lũ. Ngoài ra một số điểm trường tiểu học cũng phải nghỉ học vì sự an toàn cho các em. Ước tính có khoảng 1.000 học sinh ở Môn Sơn phải nghỉ học trong đợt mưa lũ này.

Hiện chính quyền địa phương chưa có thống kê về thiệt hại do mưa lũ. Tuy nhiên ông Lương Viết Tùng - Chủ tịch UBND xã Môn Sơn thông tin: Đợt lũ xảy ra khi bà con đã gặt xong vụ mùa nên không có thiệt hại về hoa màu. Đợt mưa diễn ra trong thời gian dài và không gây bất ngờ. Người dân đã chủ động ứng phó khie trời bắt đầu chuyển mưa.

Chính quyền xã cũng đã tổ chức chốt chặn ở những điểm xung yếu không cho người dân vượt suối khi đang mưa lũ. Nước dâng cao cũng khiến câu tràn Khe Mọi ngập sâu. Người dân xã Môn Sơn khi ra trung tâm huyện không thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

 Nhiều xe bị chết máy khi đi qua đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn huyện Anh Sơn.

Trong khi đó tại khu vực đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn xã Khai Sơn (Anh Sơn) bị ngập lụt nặng khiến xe cộ lưu thông rất khó khăn. Có đoạn đường bị ngập sâu khoảng 0,5m  nước chảy mạnh khiến nhiều xe bị chết máy. Hiện tại, công ty quản lý đường bộ 487 đã căng biển báo hiệu, cắm cọc tiêu cảnh báo nguy hiểm đồng thời phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia.

Theo ghi nhận của PV, từ đêm 14/10, địa bàn huyện Tương Dương có mưa liên tục những lượng vừa phải. Mực nước sống, suối vẫn ở mức bình thường. Xã Yên Tĩnh, nơi bị ảnh hưởng nẳng đợt lụt cách đây một tháng có mưa nhưng chưa thấy nguy cơ lũ quét.

Tăng cường bơm tiêu úng, chống ngập lụt cho TP Vinh

Sau một ngày đêm mưa liên tục, Tp Vinh và nhiều địa bàn các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương bị ngập lụt. Sáng 15/10, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đi kiểm tra, đôn đốc công tác chống ngập lụt ở các địa phương. Cùng đi có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng PCTT-TKCN tỉnh

Lượng mưa trong hai ngày qua ở Hưng Nguyên và TP Vinh đo được trên 383mm gây ngập lụt ở một số địa bàn. Nghiêm trọng nhất ỏ TP Vinh, hầu hết các phường xã, các tuyến đường chính bị ngập từ đêm 14 đến trưa 15/10; hàng trăm hộ dân bị ngập nhà trên 50 cm.

Một số Phường Bến Thuỷ, Trung Đô, Vinh Tân, Lê Mao, Hưng Dũng bị ngập nặng, có nơi ngập trên 1 mét.

 Đoàn kiểm tra tại trạm bơm tiêu Cầu Đen (TRung Đô - TP Vinh)

Theo báo cáo, 3 trạm bơm tiêu úng của TP Vinh hoạt động bơm từ đêm 14/10 nhưng không xử lý kịp ngập lụt. Kiểm tra tại trạm bơm Cầu Đen (Trung Đô) và Cầu Trị (Bến Thuỷ), đồng chí Đinh Viết Hồng nhắc nhở các đơn vị cần huy động tối đa công suất máy, tiêu úng, ngập lụt cho các địa bàn phía Nam TP Vinh.

Các đơn vị cũng cần kiểm tra, rút kinh nghiệm quy trình vận hành cũng như khả năng đáp ứng công suất của các trạm bơm báo cáo với tỉnh để có phương án điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra tại Bara Bến Thuỷ, Nam Đàn, đoàn công tác của tỉnh ghi nhận sự chủ động của Công ty TNHH một thành viên Thuỷ lợi Nam trong công tác tiêu úng nên góp phần hạn chế ngập lụt các huyện hạ lưu Sông Lam.

Đơn vị cũng chủ động các phương án bơm tiêu úng ở các địa bàn khác. Về hệ thống hồ đập, công ty cắt cử cán bộ canh trực, đảm bảo tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời đảm bảo an toàn vận hành hồ đập. Theo báo cáo của công ty, đến trưa 15/10, có 8/13 hồ của đơn vị đã tích đầy nước.

 Đến 10 h sáng 15, một số địa bàn ở P. Bến Thuỷ TP Vinh vẫn ngập sâu.

Đồng chí Đinh Viết Hồng cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp tăng cường công tác phối hợp với các địa phương, bám nắm tình hình, chỉ đạo bổ cứu sản xuất vụ đông một cách hợp lý; đồng thời đề nghị Văn phòng PCTT-TKCN tỉnh rà soát các phương án phòng chống mưa bão, khuyến cáo kịp thời cho chính quyền và nhân dân các địa phương để phòng tránh hiệu quả nhất.

Thống kê ban đầu, mưa lụt ngày 14 và 15/10 trên địa bàn Nghệ An đã làm 1 người chết (cháu Phạm Ngọc Hoàng sinh năm 2003, lớp 8B trường THCS Nam Kim, trú quán xóm Tam Giác, xã Nam Kim bị nước lũ cuốn trôi vào sáng ngày 15/10/2016). Lúa bị ngập: 815 ha; Ngô và rau màu các loại bị ngập: 5.206 ha; Diện tích nuôi cá bị ngập: 609 ha; Sạt lở tại Quốc lộ 46 đoạn qua Rú Nguộc (Thanh Chương): 250 m3; trên đê Tả Lam, có một số vị trí bị sạt lở; Kênh mương thủy lợi bị đổ: 100 m

Huy động tổng lực để cứu dân

Mưa lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tại huyện Lệ Thủy. Đến sáng 15/10, trên địa bàn huyện đã ngớt mưa nhưng nước sông Kiến Giang vẫn tiếp tục lên nhanh do lượng nước khổng lồ đổ về từ thượng nguồn.

Tổng lượng mưa đo được là 767,2mm; mực nước sông Kiến Giang đo được tại Trạm Phan Xá lúc 7 giờ sáng 15/10 là 3,45m, trên báo động III 0,75m. Đỉnh lũ đo được lúc 3 giờ sáng cùng ngày là 3,53m và chỉ cách đỉnh lũ năm 2010 là 0,46m.

Đến sáng 15/10, huyện Lệ Thủy đã hoàn toàn bị mất điện, nhiều xã đã trở thành các ốc đảo, thông tin liên lạc ở hầu hết các xã ngập sâu bị cắt đứt. Huyện đã thành lập Ban cứu trợ khẩn cấp, chuẩn bị lương thực, thực phẩm và nhiều cơ số thuốc chữa bệnh, phối hợp với chính quyền các xã thực hiện cấp phát cho dân, đặc biệt ưu tiên những vùng bị nước lũ ngập sâu, vùng bị chia cắt. Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa và Phòng Y tế huyện chủ động nhân lực, phương tiện, thường xuyên túc trực để sẵn sàng cứu dân khi có tình huống ốm đau bất ngờ, cần cấp cứu.
 Nhà dân bị ngập lụt ở xã Phong Thủy.

Lãnh đạo huyện đã tổ chức thành nhiều đoàn công tác, sử dụng phương tiện duy nhất là bo-bo đến các địa phương trực tiếp thăm hỏi, động viên và cấp phát lương thực, nước uống, đồng thời tiếp tục di dời khẩn cấp người dân bị mắc kẹt tại các vùng thấp trũng đến nơi an toàn. Tinh thần chỉ đạo của huyện là huy động tổng lực để cứu dân, tuyệt đối không để một người dân nào bị thiếu đói. Đến 10 giờ sáng nay (15/10), mưa đã tạnh nhưng mực nước sông Kiến Giang vẫn ở trên mức báo động III gần 1m.

Hầu hết các xã vùng giữa và vùng Quốc lộ 1 của huyện Lệ Thủy đều bị chìm sâu trong nước lũ màu vàng đục cuồn cuộn chảy. “Nước dâng lên nhanh lắm chú ơi! Sau hai ngày mưa, qua một đêm là nước đã tràn vô nhà. Sáng ra, nước đã ngập cả làng rồi. Không kịp trở tay. Tui chỉ lo cứu mấy đứa trẻ và mang theo lương thực dự trữ để đề phòng thôi. Thiệt khổ!, ông Hoàng Tấn Chóng ở thôn Thượng Giang, thị trấn Kiến Giang than thở.

Có mặt tại nhiều địa phương trên toàn huyện Lệ Thủy, hình ảnh mà chúng tôi chứng kiến là nhiều xóm làng, nhiều cụm dân cư chỉ còn hiển hiện những ngọn cây trồi lên trên mặt nước. Ở các xã bị ngập nặng, việc tiếp cận cứu hộ dân gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là cứu trợ tại chỗ do nước lũ chảy quá mạnh và mưa rất to. Cầu Kiến Giang và cầu Phong Xuân trở thành địa điểm thuận lợi nhất để người dân và các cơ quan hành chính Nhà nước vùng trung tâm huyện cất giữ phương tiện xe ô tô bởi các tuyến đường đã bị nước lũ nhấn chìm sâu cả mét.

 Tất cả các tuyến đường giao thông vùng trung tâm huyện Lệ Thủy đều biến thành sông.

Ở Bình Minh, một thôn có địa hình thấp nhất của xã Dương Thủy đã trở thành ốc đảo từ thời điểm 23 giờ đêm qua (14/10). Ông Phạm Quang Tình, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, Dương Thủy là xã có địa hình thấp nhất huyện, Bình Minh là thôn thấp nhất xã. Bởi thế, người dân vô cùng khó khăn khi phải đối phó với mưa lũ, nhất là lũ tràn vào nhà lúc nửa đêm. Đã có 400 nhà dân bị ngập sâu trong nước lũ. Riêng thôn Bình Minh là 300 nhà ngập sâu từ 1m-1,5m và bị cô lập hoàn toàn. Mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt, hầu hết gia súc, gia cầm của người dân đã trôi theo dòng nước.

Ở các xã cụm đường 15 dù có địa hình rất cao so với vùng trung tâm huyện nhưng vẫn phải chịu chung cảnh ngập lụt. Ông Nguyễn Viết Ưng năm nay đã ngoài 70 tuổi ở thôn Mỹ Đức phải giật mình bởi giấc ngủ say bị… nước lũ thức tỉnh. Vẻ mặt vẫn chưa hết bàng hoàng, ông cho biết: “Đã mấy chục năm nay tôi gần như quên việc nhà mình bị ngập lụt. Tôi nhớ như in lần gần đây nhất nước lũ tràn vào nhà là năm 1979; tính ra cũng gần 40 năm rồi chứ chẳng ít. Rứa mà đêm qua…”. Bỏ lửng câu chuyện với chúng tôi, lão nông tri điền ấy quay sang hối thúc bà vợ già tát nước vệ sinh căn phòng bếp đã bê bết bùn đất do nước lũ để lại.

Thông tin mà chúng tôi nhận được đến 10 giờ ngày 15/10, toàn huyện Lệ Thủy đã có gần 20.000 ngôi nhà của dân bị nước lũ nhấn chìm sâu từ 1m-1,5m, 19 ngôi nhà bị tốc mái, 30 trường học và 10 trạm y tế bị ngập lụt, hơn 30.000m3 đê bao bị sạt lở, cuốn trôi, 150km đường giao thông nông thôn bị sạt lở. Mưa lũ cũng đã làm chết 1 người dân ở xã Xuân Thủy (do bị sét đánh) và 4 người khác bị thương ở xã Sen Thủy.

“Đây là trận lụt lớn trên diện rộng. Bởi vậy, dù người dân Lệ Thủy đã quen việc sống chung với lũ, tuy nhiên vẫn không thể chủ quan. Chính quyền địa phương đang bằng mọi cách có thể để cứu dân, tuyệt đối không để người dân nào bị thiếu đói", Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quang Năm nói.

Tuyên Hóa: Lũ xuống chậm, hàng ngàn ngôi nhà vẫn bị ngập sâu

Tính đến 10 giờ ngày 15/10, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình có 6 người bị thương; 8.449 ngôi nhà bị ngập (trong đó: 1.223 ngôi nhà ngập sâu trên 3m; 6.029 ngôi nhà ngập từ 1m-3m; 1.197 ngôi nhà ngập dưới 1m); 354 hộ bị cô lập; 34 ngôi nhà ở xã Đức Hoá bị ảnh hưởng do lũ quét và 287 hộ dân ở Hương Hoá, Châu Hoá buộc phải di dời.

Các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn bị ngập lụt vẫn tiếp tục bị chia cắt. Cụ thể: Quốc lộ 12A, 12C, Quốc lộ 15, Tỉnh lộ 559 bị chia cắt; đoạn đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn xã Hương Hoá bị ngập; tuyến đường Cao Quảng đi Châu Hoá bị sạt lở; các tuyến đường giao thông đường liên thôn, liên xã bị ngập, xói lở và cuốn trôi nhiều đoạn.
 Do lũ ngập sâu, người dân buộc phải di dời đến chỗ cao ráo để nấu ăn.

Tuyến đường sắt Bắc-Nam, do sạt lở tại ga Lạc Sơn, Lệ Sơn (xã Châu Hoá), khiến cho đoàn tàu SE19 với 132 hành khách phải tạm dừng ở đây. Ông Nguyễn Như Hòa, Trưởng Ga Lệ Sơn cho biết: "Hiện, có khoảng 50% hành khách đã được lực lượng cứu hộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đưa ra ngoài bằng ca nô".
 Các lực lượng chức năng huyện Tuyên Hoá đang tiếp cận các vùng bị lũ cô lập để ứng cứu người dân.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay mưa đã giảm, nước sông Gianh đang xuống chậm, tuy nhiên nhiều địa phương vẫn tiếp tục bị chia cắt và ngập nặng như: xã Châu Hoá, Văn Hoá, Mai Hoá, Thạch Hoá, Phong Hoá, Đức Hóa, Tiến Hoá và Cao Quảng.
 Ngành đường sắt đang nỗ lực khắc phục những vị trí sạt lở qua địa bàn huyện Tuyên Hoá.

Được biết, vào lúc 9 giờ cùng ngày, hồ chứa nước Kim Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) xả lũ với lưu lượng 10m³/s đến 50m³/s. Trước tình hình đó, UBND huyện Tuyên Hóa tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn nhân dân 6 xã bị ảnh hưởng, gồm: Văn Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa, Phong Hóa và Ngư Hóa thực hiện các biện pháp hướng dẫn người dân chuẩn bị lương thực, thức ăn, nước uống đảm bảo tối thiểu trong vòng 10 ngày để chủ động trong trường hợp ngập lụt kéo dài, gây chia cắt.
Báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, mưa lũ đã làm 10 người chết và mất tích, bị thương 7 người.

Do mưa lũ, toàn tỉnh Quảng Bình có 26.920 hộ dân bị ngập, 56 hộ bị tốc mái. Trong đó, thị xã Ba Đồn có hơn 14.700 hộ hầu hết bị ngập sâu trên 1m. Huyện Bố Trạch có 1.500 hộ bị ngập sâu từ 1 - 2m, chủ yếu ở các xã Liên Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch, 3.000 hộ ngập sâu dưới 1m. Huyện Tuyên Hóa có 6.500 ngôi nhà bị ngập, 354 hộ bị cô lập, tập trung ở các xã Châu Hóa, Mai Hóa, Cao Quảng.

Lũ lịch sử tại Quảng Bình: 10 người chết và mất tích - Ảnh 1.

Đến nay, đã có gần 2.000 hộ dân được di dời đến những nơi an toàn, trong đó huyện Bố Trạch là 1.500 hộ, huyện Tuyên Hóa gần 300 hộ. Nhiều diện tích hoa màu, cây cao su cũng bị gãy đổ, nhiều gia súc, gia cầm của người dân bị lũ cuốn trôi. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu đến 3,5m như tại ngầm Bùng (xã Hưng Trạch); một số nơi bị sạt lở, chia cắt như tại đèo Khe Nét, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn qua đèo Đá Đẻo.

Nước lũ chảy với cường độ mạnh cũng đã khiến gần 40 tàu cá ở cửa Ròn bị đứt neo, mắc kẹt tại cửa biển, một số tàu cá khác bị chìm. Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn đang tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Cũng theo báo cáo từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng bình, hiện tại vẫn còn 26 tàu cá của ngư dân với 171 lao động đang hoạt động trên biển. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục liên lạc để kêu gọi các tàu đến nơi trú ẩn an toàn.

Ảnh hưởng của mưa lớn gây ngập lụt nhiêm trọng tại nhiều địa phương. Tại Hà Tĩnh, 9 xã tại huyện Hương khê, 6 xã của huyện Cẩm Xuyên; 2 xã tại huyện Kỳ Anh bị cô lập, phải di dời 29 hộ dân; nhiều tuyến đường tại thành phố Hà Tĩnh bị ngập gây cản trở giao thông. Tại Quảng Bình: Đường Hồ Chí Minh nhánh đông đoạn K900-K911 (huyện Minh Hóa) bị ngập 0,8m; đường sắt Băc Nam qua xã Văn Hóa (huyệnTuyên Hóa) bị ngập; các tuyến đường quốc lộ: 9b, 15, 12A, tỉnh lộ 559, 559B, 561, 570B, 561 bị ngập sâu 0,5 - 0,8m gây ách tắc giao thông. Tại các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch nhiều vị trí nước ngập sâu từ 1m - 2,8m gây chia cắt nhiều địa bàn: đường vào bản đồng bào Rục, đường nối xã Tân Hóa và Minh Hóa, đường Hồ Chí Minh vào xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa); đường từ thị trấn Hoàn Lão đi các xã Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Tây Trạch và đường từ trụ sở xã Cợ Nẫm đi các thôn Hà Môn, Mỹ Sơn (huyện Bố Trạch); đường liên xã Cảnh Hóa đi Phù Hóa (huyện Quảng Trạch). Địa phương đã thực hiện di dời 78 hộ (Quảng Trạch), 1.500 hộ (Bố Trạch) và 278 hộ (huyện Tuyên Hóa) đến nơi an toàn. Hiện, các địa phương vẫn đang tích cực tìm kiếm người mất tích, chỉ đạo các lực lượng tiếp tục sẵn sàng ứng phó với diễn biến mưa lũ và khắc phục hậu quả. (Trọng Tùng)

Nước lũ tiếp tục dâng cao

Tính đến trưa ngày 15/10, thông tin trên Báo Dân trí cho biết, mực nước sông Gianh đang đổ về rất khủng khiếp. Trước tình hình trên, lực lượng CSGT đã phong toả phía Nam cầu, chặn tất cả các xe lưu thông qua đoạn đường này để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông cũng như phương tiện.

Xót xa cảnh người dân miền Trung gồng mình chống lại trận lũ lịch sử - Ảnh 21

Ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở Giao thông Quảng Bình cho biết, từ trưa qua đến sáng nay, QL1A bị ngập lụt và ách tắc 9 điểm. Đến thời điểm 10h30 ngày 15/10, chỉ còn đoạn phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn bị ách tắc. Đặc biệt theo ông Hải, hiện đoàn tàu SE19 mắc kẹt ở ga Lệ Sơn (Tuyên Hoá, Quảng Bình) với 132 hành khách, trong đó có 96 khách quốc tế.
rnĐường sắt Bắc - Nam tê liệt trong mưa lũ.rn
rn11h30 phút, QL 1A đoạn đi qua Ba Đồn vẫn bị ách tắc kéo dài khoảng 5km (Ảnh: Tiến Thành).rn

Cũng theo ông Hải, các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm phương án đưa các hành khách vào ga Thừa Thiên Huế để từ đây có thể tiếp tục hành trình. Ngoài QL1A, trên địa bàn Quảng Bình còn có đến hàng chục tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt, trong đó đường 12A có 4 điểm, đường mòn Hồ Chí Minh có 2 điểm, đường 15, QL9B và 559 cũng bị chia cắt.

Báo Vietnamnet đưa tin, tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cho biết, việc xả đập Hố Hô phải được phối hợp giữa chính quyền và nhân dân. Chứ không thể xả hết cỡ như lúc tối khiến người dân không kịp trở tay như vậy. Theo ông Khánh, thời gian tới, tình hình mưa lũ đang phức tạp. Việc này cần phải chủ động, tuyên truyền cho bà con.

Hàng nghìn dân ở Quảng Bình, Hà Tĩnh bị cô lập vì lũ

Sáng 15/10, toàn tỉnh Quảng Bình đã bị lũ lớn tấn công, có nơi sắp chạm đỉnh lũ lịch sử. Thiệt hại về người tiếp tục gia tăng khi có thêm 2 người mất tích ở huyện Tuyên Hóa do bị lũ cuốn. Nhiều tuyến đường tại TP Đồng Hới vẫn bị ngập dù lượng mưa tại đây đã giảm.

“Mực nước sông Gianh đo được tại Mai Hóa lúc 5h sáng nay là 9,2 m cao hơn năm 2010 và sắp chạm đỉnh lũ lịch sử 2007 (9,57 m). Nước sông Kiến Giang tại thị trấn Kiến Giang là 3,53 m, tại Hàm Ninh là 3,49 m thấp hơn năm 2010.

 Nhà dân bị ngập lụt ở huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Ảnh: CTV.

Dự kiến hôm nay lượng mưa sẽ giảm nhưng nước sông sẽ vẫn tiếp tục lên do lũ từ thượng nguồn đổ về”, ông Ngô Hải Dương, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Quảng Bình nói.

Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy phòng chốn lụt bão huyện Tuyên Hóa, tính đến 23h đêm 14/10, trên địa bàn huyện có 2 người mất tích, 2 người bị thương .

Hai người bị mất tích do lũ cuốn trôi là Nguyễn Văn Phi bị lật thuyền ở xã Phong Hóa và một người khác bị cuốn trôi chưa rõ tung tích tại xã Thuận Hóa.

6.000 nhà dân ở Tuyên Hóa bị ngập nước, trong đó có hộ dân bị cô lập. Các tuyến Quốc lộ 12A, 12C, 15 và tỉnh lộ 559 qua huyện Tuyên Hóa bị chia cắt, không thể lưu thông. Ngay đường đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn xã Hương Hoá cũng bị ngập sâu khiến huyện này gần bị chia cắt hoàn toàn.

Trong khi đó, tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa vẫn đang bị ngập sâu. Tại các vùng bị cô lập như xã Thượng Hóa, rốn lũ Tân Hóa vẫn đang chìm trong lũ lớn.

Nhiều tuyến đường tại TP Đồng Hới vẫn đang bị ngập nước như Lê Lợi, Nguyễn Hữu Cảnh, Hai Bà Trưng, Bà Triệu khiến việc lưu thông của người dân tại các khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Lũ đã xuống nhẹ tại các xã Sơn Trạch, Phúc Trạch, Hưng Trạch của huyện Bố Trạch. Khu vực Phong Nha chỉ còn bị ngập nước ở mức 1,5 -2 m.

Nhiều tuyến đường vị chia cắt

Trong khi đó tại Hà Tĩnh, mưa lớn từ ngày 14/10 nhiều nơi bị ngập lụt nghiêm trọng. Hương Khê được xem là địa phương nặng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tất cả các xã trên địa bàn huyện Hương Khê đều bị ngập lụt, nhiều tuyến đường bị chia cắt.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Khê cho biết các xã Phương Mỹ, Hòa Hải, Hương Thủy, Hương Giang, Gia Phố, Lộc Yên, Hương Đô đã bị cô lập.

 Một đoạn ngập sâu tại phường Đồng Sơn của TP Đồng Hới. Ảnh: N.H.

Lãnh đạo huyện đã về các địa phương bị nặng để chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt và lên phương án sơ tán dân vùng nguy hiểm.

Tại huyện Kỳ Anh, hiện xã Kỳ Thượng đang bị cô lập. Các xã khác như Kỳ Thượng, Kỳ Hợp, Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Tây đã khẩn trương di dời hơn 104 hộ dân tại các vùng nguy hiểm về nơi an toàn. Địa phương đã huy động lực lượng ứng cứu, khơi thông rác cây cối đổ về làm ách tắc dòng chảy.

Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Anh đang bố trí trực 24/24h, phân công cán bộ huyện, xã trực tiếp bám nắm địa bàn để chủ động di dời dân ở vùng thấp đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra. Đồng thời thông tin thường xuyên diễn biến mưa lũ để các địa phương và nhân dân biết, chủ động ứng phó.

Tại huyện Cẩm Xuyên, 6 xã bị ngập nước vào nhà dân gồm: Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Quan, Cẩm Lĩnh, Cẩm Vịnh.

TP Hà Tĩnh mưa lớn, liên tục từ chiều 14/10 đến sáng 15/10 khiến nhiều tuyến đường ngập nặng, nhiều phương tiên bị chết máy, di chuyển khó khăn hoặc không thể lưu thông. Các tuyến đường như Lý Tự Trọng, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Biểu, Nguyễn Du... đang bị chìm trong nước lũ.

Nhiều cơ quan nằm bên các tuyến đường thấp trũng như Nguyễn Công Trứ đã bị nước "tấn công", buộc phải huy động cán bộ, nhân viên đến dời chuyển đồ đạc trong đêm.

22 đoàn tàu nằm chờ, đường Hồ Chí Minh ngập sâu 3 m

Số liệu từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết đến 19h ngày 14/10, đã có 11 điểm sạt lở trong khu gian từ ga La Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đến ga Ngọc Lâm (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình).
 Nhiều vị trí đường sắt đi ven sông Gianh (Quảng Bình) bị xói lở ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu. Ảnh: Đường sắt Việt Nam.

Ngành đường sắt đã tiến hành phong tỏa khu gian bị sạt lở từ ga Ngọc Lâm đến ga Lệ Sơn và cho dừng 10 đoàn tàu khách cùng 12 đoàn tàu hàng nằm tại các ga dọc đường ở Quảng Bình chờ thông tuyến. Cán bộ, nhân viên đường sắt tại Quảng Bình cũng được phân công túc trực 24/24 để ứng phó tình hình bão lũ.

Trong khi đó, đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) vẫn đang bị ngập sâu 4-5 m. Các quốc lộ, tỉnh lộ như 12A, 12C, 15 và 9B đều ngập từ sâu 0,6 đến 1,2 m.

Riêng quốc lộ 1 cũng xuất hiện nhiều điểm bị tắc cụ bộ do nước ứ đọng không thoát kịp. Các khu vực bị cô lập như xã Thượng Hóa, Tân Hóa (huyện Minh Hóa), xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) nước lũ vẫn đang tiếp tục dâng cao.

Ga Đồng Hới ngập sâu trong nước. Ảnh: Giao Thông

Đến 21h, nhiều khu vực Quảng Bình bị ngập sâu, lũ vẫn đang lên nhanh ở nhiều khu vực. Theo các nhân viên Trung tâm du lịch Phong Nha (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch), cho biết khu vực này đã bị ngập sâu gần 3 m.

Tại Thừa Thiên-Huế, đêm 14/10, mưa đã ngừng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, công tác khắc phục hậu quả của đợt áp thấp nhiệt đới đang được tiến hành khẩn trương. Tuy nhiên, một số vùng trên địa bàn tỉnh vẫn còn ngập lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân.

 Nước lũ gây ngập nặng một số vùng ở huyện Phong Điền. Ảnh. HT.

Trong đó, huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) là địa phương có nhiều vùng vẫn còn chìm sâu trong nước từ 2-3 m, nước tràn vào nhà người dân. Các xã như Phong Chương, Phong Hòa, Phong Bình vẫn còn ngập lụt do mực nước sông dâng cao.

Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ngập sâu trong nước, giao thông bị chia cắt buộc người dân phải dùng thuyền đò làm phương tiện đi lại.

Tình hình lũ tại các khu v
Xót xa cảnh người dân miền Trung gồng mình chống lại trận lũ lịch sử - Ảnh 27