Từ thế giới
Thế giới đã và đang chứng kiến nền kinh tế chia sẻ phát triển rất mạnh vì mô hình này có khả năng sinh lời cao cho doanh nghiệp nói chung, đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng và toàn xã hội, giúp tiết kiệm chi phí và các nguồn lực.
Có thể kể đến mô hình chia sẻ ô tô, xe máy (Grab, Gojek…), chia sẻ nhà ở cho người du lịch (Airbnb), gọi vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án (KickStarter), giúp đỡ việc làm trong cộng đồng (TaskRabbit)...Cũng theo mô hình đó và do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, một bếp chung làm thức ăn cho rất nhiều người - được gọi là "bếp trên mây" - được xem là tương lai bởi vì kiểu bếp chung này sẽ là một không gian trung tâm để các nhà hàng chế biến món ăn dành riêng cho dịch vụ đặt hàng mang đi, không phục vụ khách vào ăn, và thường có giá thuê mặt bằng thấp hơn nhà hàng như truyền thống vì chỉ cần một nhà kho hoặc bãi đậu xe cũng có thể mở được dịch vụ.
Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International ước tính đến năm 2030, thị trường "bếp trên mây" thế giới có thể trị giá 1 nghìn tỷ USD. Trong mô hình bếp chung này, các cơ sở hoạt động tập trung có thể cung cấp hàng loạt món ăn cho những nhà hàng muốn mở rộng dịch vụ giao đồ ăn, hay dành cho các thương hiệu chỉ hoạt động thông qua các ứng dụng di động.Theo tờ Bloomberg (Mỹ), cách đây không lâu tại Singapore, ông Kishin RK, người thừa kế một đế chế bất động sản trị giá hàng tỷ đô la Singapore, tham gia mạnh hơn vào thị trường với mục tiêu trong tương lai sẽ tạo ra mạng lưới 1.000 "bếp trên mây" khắp châu Á, châu Âu và Mỹ.“Đầu tư vào "bếp trên mây" là cơ hội để kinh doanh bất động sản dưới một phương thức khác”, ông Kishin cho biết. Kishin cùng 3 đối tác khác lập ra TiffinLabs vào đầu năm 2019.Trước Kishin, Panda Selected đã thống trị thị trường Trung Quốc, Deliveroo đã lên kế hoạch mở rộng mô hình “Editions” tại châu Âu, và Zuul Kitchen đang dẫn dắt cuộc chơi tại Mỹ.Cách kinh doanh của TiffinLabs được Kishin tiết lộ là sẽ thuê các bếp ăn trong nhà hàng và được sử dụng bởi các công ty phục vụ đồ ăn uống, sau đó tung ra các thương hiệu riêng của mình như Publico Pasta Bar và Gà rán Hàn Quốc Huraideu. Dù vẫn thuê đầu bếp và các nhân viên nhà bếp khác, doanh nhân Singapore chia sẻ rằng điều tuyệt vời là ông có thể sử dụng một nhóm để sản xuất nhiều món ăn Ý, Trung Quốc và Ấn Độ chỉ tại một địa điểm.Bếp ăn đầu tiên dự kiến mở cửa trong quý IV năm nay. Theo thông tin từ TiffinLabs, họ dự định mở ít nhất 30 mô hình nhà hàng để phục vụ tại ít nhất 10 nước trong vòng 12 tháng tiếp theo. Về giao hàng, TiffinLabs sẽ hợp tác với các nền tảng hiện có như Grab, Uber Eats và FoodPanda. Như vậy, Kishin không cạnh tranh với các dịch vụ giao hàng đã có trước TiffinLabs mà sẽ cộng hưởng với họ.
Kênh CNN (Mỹ) mô tả một cách kinh doanh "bếp trên mây" hơi khác nữa: Một vài nhà hàng có thể mở chung một không gian bếp chung hoặc bếp chung có thể hoạt động dưới sự kiểm soát của các công ty có hợp đồng nấu ăn trực tiếp cho các nhà hàng hay dịch vụ giao nhận đồ ăn.Công ty Kitopi tại Dubai hoạt động theo mô hình này. Theo CNN, Kitopi (được xem là công ty cung cấp "bếp trên mây" lớn nhất khu vực Trung Đông) đang trong quá trình mở rộng mô hình ra Mỹ và Anh. Kitopi đang phục vụ khoảng 100 nhà hàng khắp Trung Đông, bao gồm chuỗi nhà hàng quốc tế như Pizza Express. Với trên 1.000 nhân công, công ty sản xuất hơn 200.000 suất ăn một tuần, đã huy động hơn 80 triệu USD tiền góp vốn tính từ khi thành lập vào năm 2018.Mô hình bếp trên mây được xem là những start-up khá hấp dẫn với giới đầu tư. CNN cho biết công ty CloudKitchens có trụ sở tại Mỹ đã nhận được hơn 400 triệu tiền góp vốn. Trong khi đó, công ty Reef cũng của Mỹ đang chế biến thức ăn từ hàng nghìn bãi đỗ xe, Rebel Foods của Ấn Độ điều hành các nhà bếp trên mây cho hơn 3.000 nhà hàng trực tuyến tại 35 thành phố tại đất nước đông dân thứ nhì hành tinh.Đến Việt NamTrạng thái “bình thường mới” do COVID -19 cũng đã xác lập tại Việt Nam, đất nước với dân số đang tiến gần đến mốc 100 triệu và khả năng bắt kịp các xu thế của nền kinh tế chia sẻ rất nhanh. Đây chắc chắn sẽ là một thị trường tiềm năng cho mô hình "bếp trên mây".Ai sẽ là người khai phá và ai sẽ chiến thắng, điều này đang chờ các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ là những cái tên nào? Việt Nam đang tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch COVID - 19, trong khi "bếp trên mây" được xem là giúp giảm nguy cơ dịch. Vì thế, tương lai ngay tại Việt Nam sẽ rất sáng. Ở đất nước này, thị trường dịch vụ giao đồ ăn, thức uống, thực phẩm đã có sẵn và phát triển sôi động, chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mô hình "bếp trên mây".
Một bếp chung làm thức ăn cho rất nhiều người - được gọi là "bếp trên mây" - được xem là tương lai bởi vì kiểu bếp chung này sẽ là một không gian trung tâm để các nhà hàng chế biến món ăn dành riêng cho dịch vụ đặt hàng mang đi, không phục vụ khách vào ăn, và thường có giá thuê mặt bằng thấp hơn nhà hàng như truyền thống vì chỉ cần một nhà kho hoặc bãi đậu xe cũng có thể mở được dịch vụ. |