70 năm giải phóng Thủ đô

[Xu hướng] Khoa học Xanh, tái chế bền vững, bảo vệ môi trường

Giao Khánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khoa học Xanh (Green Science) trong các sản phẩm làm đẹp hay vật phẩm tái chế dùng trong cuộc sống hàng ngày đang là xu hướng của các tập đoàn lớn và nhiều nhà nghiên cứu khoa học vì sự tôn trọng và bảo vệ môi trường sống của trái đất.

Khoa học Xanh - những minh bạch cho người tiêu dùng
Tháng 3/2021 vừa qua, trong một cuộc họp báo quốc tế trên nền tảng trực tuyến về đề tài “Minh bạch trong ngành làm đẹp”, Tập đoàn L’Oréal toàn cầu cho biết, đến năm 2030, 95% các thành phần công thức sẽ được sử dụng từ nguồn thực vật tái chế, các khoáng vật có sẵn trong thiên nhiên và là kết quả của các quy trình tuần hoàn; đồng thời 100% công thức điều chế sản phẩm sẽ tôn trọng và thân thiện với môi trường, đảm bảo được sự phát triển bền vững.

Đây là một phần trong hành trình tìm kiếm cho người tiêu dùng những sản phẩm làm đẹp hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường, đồng thời cho thấy một sự chuyển giao công nghệ mạnh mẽ thông qua hướng tiếp cận khoa học xanh.
 Dây chuyền tái chế rác thải điện tử tại phòng thí nghiệm Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Lam Thanh
Sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta rõ ràng ngày càng gắn liền chặt chẽ với hệ sinh thái. Nhu cầu năng lượng đã tăng lên và các mô hình sử dụng đất có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí, đất và nước, và hậu quả là sức khỏe con người. Nông nghiệp và sản xuất cũng đang thay đổi khi công nghệ tiến bộ. Vì vậy, có thể nói, khoa học xanh bắt đầu từ những tiến bộ trong nông học, công nghệ sinh học, hóa học xanh và mô hình hóa.

Người tiêu dùng ngày càng kêu gọi các sản phẩm thân thiện với môi trường và tự nhiên. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm gia tăng nhiều mối quan tâm vốn vẫn rất “xuề xòa” đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và cả Việt Nam; sức khỏe là ưu tiên số một của mọi người và tính bền vững cũng như bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết là “mệnh lệnh” hàng đầu. Theo đó, trong một thế giới ngày càng bất ổn, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phát triển và họ càng ngày càng đòi hỏi sự minh bạch hoàn toàn về các sản phẩm họ đang sử dụng, thành phần và quy trình được sử dụng... như các thành phần có nguồn gốc sinh học, từ khoáng chất hoặc từ kết quả của các quy trình tuần hoàn, hoặc không gây hại đến sự đa dạng của các hệ sinh thái thủy sinh nước ngọt và ven biển.

Những tiến bộ mới nhất của khoa học xanh giúp các nhà sản xuất thu hoạch các thành phần sản phẩm một cách bền vững, đồng thời chiết xuất những thành phần tốt nhất từ thiên nhiên thông qua các quy trình khoa học hiện đại như nguyên liệu dễ phân hủy sinh học, nguyên liệu tái tạo, nguyên liệu tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên; đồng thời các thành phần dùng trong nhiều công thức của mỹ phẩm được phát triển dựa trên các nguyên tắc thân thiện với môi trường.

Tái chế bền vững, giảm tác hại đến môi trường

Năm 2016, các chuyên gia Đại học RMIT từng công bố nghiên cứu chỉ ra rằng, gạch đất sét với 1% thành phần là đầu lọc thuốc lá tái chế có độ chắc chắn tương đương gạch thông thường nhưng chỉ cần ít năng lượng sản xuất hơn, đồng thời có thể giải quyết vấn đề xả rác toàn cầu.

Phân tích của họ cho thấy chỉ cần 2,5% sản lượng gạch hàng năm trên toàn cầu có 1% thành phần là đầu lọc thuốc lá sẽ đối trọng được với tác hại ra môi trường từ việc sản xuất thuốc lá mỗi năm. Thống kê cho thấy hơn sáu nghìn tỷ điếu thuốc lá được sản xuất mỗi năm trên toàn cầu và 1,2 triệu tấn rác độc hại bị thải ra môi trường.

Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, PGS. Abbas Mohajerani, cho biết: “Đốt cháy đầu lọc làm gạch là phương thức đáng tin cậy và thực tế để đối phó với vấn đề môi trường khủng khiếp hiện nay và cũng giúp cắt giảm chi phí sản xuất gạch. Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn việc ô nhiễm đường phố, sông ngòi và đại dương từ đầu lọc thuốc lá, đồng thời ngăn chặn việc chất độc hại trong đầu lọc thuốc lá thấm vào môi trường”.

Được công bố trên ấn bản đặc biệt tập trung vào công nghệ bền vững mới để tái chế rác thải của tạp chí khoa học Materials, nghiên cứu “Thực hiện tái chế đầu lọc thuốc lá thành gạch có trọng lượng nhẹ và Đề xuất chấm dứt vấn đề xả đầu lọc thuốc lá ở các thành phố” còn đưa ra cách thu gom đầu lọc thuốc lá và tái chế trên quy mô công nghiệp. Một đầu lọc thuốc lá có thể được sử dụng nguyên cả đầu lọc, cắt vụn đầu lọc trước khi sản xuất gạch hoặc đầu lọc được trộn lẫn vào vật liệu làm gạch trước khi sản xuất.

Bên cạnh đó, bằng cách phân tích giá trị năng lượng của đầu lọc, nhóm nghiên cứu từ Khoa Kỹ thuật (Đại học RMIT) khẳng định việc kết hợp 1% lượng đầu lọc thuốc lá vào sản xuất gạch sẽ giúp giảm năng lượng cần thiết để nung gạch xuống 10%, trong khi đối với sản xuất gạch bình thường, người ta sẽ cần tới 30 tiếng để làm nóng và nung gạch.

Cần nhiều năm để đầu lọc thuốc lá rã ra, trong khi các kim loại nặng như asen, crom, niken và cadimi tồn đọng trong màng lọc sẽ rỉ vào đất và đường nước. Tuy nhiên, suốt quá trình đốt nóng, những kim loại và chất ô nhiễm này sẽ bị chặn và giữ lại trong gạch. Gạch làm từ đầu lọc thuốc lá còn nhẹ hơn và cách nhiệt tốt hơn - có nghĩa sẽ giảm chi phí sưởi ấm và làm mát cho các hộ gia đình.

Phó giáo sư Mohajerani, người dành ra hơn 15 năm nghiên cứu các phương thức bền vững để tái chế đầu lọc thuốc lá, còn phát triển ra công nghệ đưa đầu lọc thuốc lá vào nhựa đường.

Tuy nhiên, những giải pháp kỹ thuật này có lẽ còn cần được hỗ trợ bởi các bộ luật nghiêm ngặt và những mức phạt nghiêm khắc hơn cho hành vi xả rác để trở thành hiện thực. Chính quyền địa phương sẽ cần cung cấp các thùng rác đặc biệt hơn cho đầu lọc thuốc lá, để vừa phòng tránh xả rác, vừa giúp việc thu gom chúng cho quy trình làm gạch trơn tru hơn.

Thậm chí, nhiều công ty khởi nghiệp đã tìm kiếm các sản phẩm thông dụng như xà phòng rửa tay bền vững, được kích hoạt bằng nước. Đơn giản từ việc mua quá nhiều xà phòng rửa tay dạng lỏng thông dụng trong đại dịch Covid-19, quá nhiều chai nhựa bị lãng phí. Một công ty khởi nghiệp ở Singapore bắt đầu phát triển xà phòng ở dạng viên nén được kích hoạt bằng nước.

Các sản phẩm của họ được trưng bày tại cửa hàng tiện lợi thuộc Trung tâm Thiết kế Quốc gia Singapore, nơi trưng bày các mặt hàng thân thiện với môi trường như cốc có thể gập lại và ống hút tái sử dụng. Các nhà nghiên cứu cho rằng con người chúng ta đã thấu hiểu những tác hại cũng như sự khó phân hủy của rác thải nhựa nên ngày càng tìm kiếm các giải pháp thân thiện. Ngày nay, việc mọi người mang theo những chiếc túi có thể tái sử dụng để mua sắm rất phổ biến. Bạn đi ăn trưa ở các trung tâm thương mại và bạn đã thấy mọi người đang sử dụng những cốc và hộp đựng cà phê có thể tái sử dụng.
Nhiều công ty khởi nghiệp đã tìm kiếm các sản phẩm thông dụng như xà phòng rửa tay bền vững, được kích hoạt bằng nước. Đơn giản từ việc mua quá nhiều xà phòng rửa tay dạng lỏng thông dụng trong đại dịch Covid-19, quá nhiều chai nhựa bị lãng phí. Một công ty khởi nghiệp ở Singapore bắt đầu phát triển xà phòng ở dạng viên nén được kích hoạt bằng nước.