Tiềm năng biến đổi nhiều khía cạnh chăm sóc y tế
Với nhiều bệnh nhân, ung thư đồng nghĩa với cái chết. Hiện nay với sự phát triển khoa học công nghệ và thời đại 4.0, việc điều trị ung thư ngày càng phát triển. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện K và bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh đã ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology (IBM WFO), Mỹ, để hỗ trợ đưa ra phác đồ điều trị ung thư.
IBM WFO đã tổng hợp thông tin từ hàng triệu hồ sơ bệnh án ung thư, hơn 300 tạp chí y khoa, 200 sách giáo khoa và hơn 15 triệu trang tài liệu y văn liên quan tới điều trị ung thư, liên quan đến 13 loại ung thư phổ biến như ung thư vú, phổi, dạ dày, đại tràng, trực tràng... Với một nguồn dữ liệu ngày càng lớn như vậy, theo TS.BS Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung Bướu TP Hồ Chí Minh, qua phần mềm này, các bác sĩ sẽ luôn được cập nhật phác đồ mới, bổ sung thông tin, dữ liệu bệnh án, hỗ trợ chuyên sâu về các phác đồ điều trị…
Qua khảo sát 103 bệnh nhân ung thư vú và 126 bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến điều trị tại BV Ung Bướu TP Hồ Chí Minh, kết quả, tỷ lệ tương đồng giữa phác đồ của các bác sĩ bệnh viện đưa ra và từ phác đồ của phần mềm trong điều trị ung thư vú là 71% và ung thư đại trực tràng là 88,1%. Sự chưa tương đồng thường do thuốc trong phác đồ từ phần mềm chỉ có ở nước ngoài mà chưa có tại Việt Nam; phải cân nhắc điều chỉnh phác đồ dựa trên tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế, chế độ bảo hiểm y tế... của bệnh nhân.Ngoài phẫu thuật robot, ngành Y tế Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đưa vào rất nhiều ứng dụng AI trong khám và điều trị, như phần mềm chẩn đoán điều trị đột quỵ RAPID mở ra cơ hội cứu sống và giảm nguy cơ bị tàn phế cho bệnh nhân, góp phần đưa người bệnh sớm tái hòa nhập cộng đồng. Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Gia An 115… là những cơ sở y tế đầu tiên trong nước phối hợp triển khai RAPID - được phát triển bởi Đại học Stanford (Mỹ). Qua đó giúp xác định rõ thể tích vùng lõi hoại tử, thể tích nhu mô não có nguy cơ tổn thương và hoại tử trong những giờ tiếp theo (còn gọi là "vùng tranh tối tranh sáng"), từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị chính xác hơn.Dịch vụ khám chữa bệnh, nhất là trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, AI cũng phát triển mạnh mẽ khi công nghệ ngày càng chuyên sâu (deep learning). Mới đây nhất, PGS.TS.BS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, đã chia sẻ về những ứng dụng công nghệ thông minh trong sàng lọc, phát hiện bệnh nhân lao và lao phổi dựa trên chẩn đoán X - quang. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp bác sĩ nâng cao khả năng chẩn đoán bệnh, giúp giảm sức người, tăng mức độ chính xác, không bỏ sót từ những trường hợp phát hiện bởi X - quang phổi.Dữ liệu lớn từ những bệnh án, hồ sơ sức khỏe điện tửKể từ ngày 1/1/2018, tất cả các bệnh viện sẽ triển khai bệnh án điện tử. Không chỉ vậy, Việt Nam hiện đang xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, kết nối với tất cả cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, với mục tiêu của ngành Y tế đến năm 2025, 95% số người dân trên toàn quốc có hồ sơ sức khỏe điện tử.
Tất cả nhằm đồng bộ hóa nguồn dữ liệu, tạo tiền đề cho các ứng dụng công nghệ thông tin khác vì đây sẽ là nguồn dữ liệu y tế rất lớn và quan trọng để lập kế hoạch điều trị và dự phòng bệnh tật, nhất là khi dân số đang già hóa và mô hình bệnh tật đang thay đổi. Theo một ước tính, dữ liệu về y tế trên thế giới cứ 2 - 3 tháng lại tăng lên gấp đôi. Các ứng dụng AI theo đó liên quan đến nhận dạng mẫu hay ca lâm sàng, cập nhật bệnh án, yếu tố dịch tễ và trợ lý ngôn ngữ, bao gồm nhận dạng giọng nói và dịch.Một phương cách mới ra đời trong bất cứ một lĩnh vực nào, vào một số giai đoạn cũng nhằm giải quyết một phân khúc đặc thù nào đó, theo các chuyên gia y tế, các phương thức khám và điều trị dựa trên AI cũng vậy. AI ngày càng trở thành một phần trong hệ thống các phương pháp sinh thái chăm sóc sức khỏe
. AI ngày càng tinh vi hơn, hiệu quả hơn, nhanh hơn và với chi phí thấp hơn. Thị trường AI trong y tế cũng tăng trưởng 41,9% và dự báo có thể đạt 13 tỷ USD vào năm 2025. AI còn được dự báo 10 năm tới sẽ giúp Mỹ tiết kiệm mỗi năm 150 tỷ USD. Thế giới cũng tiết kiệm khoảng 500 tỷ USD vào năm 2026 nhờ AI.AI trong chăm sóc sức khỏe chủ yếu giúp các bác sĩ và bệnh viện truy cập vào bộ dữ liệu khổng lồ để tìm kiếm các phương pháp điều trị, phác đồ khả thi để cứu sống bệnh nhân, tỷ lệ sống sót, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân sau điều trị.
Sức mạnh tính toán mới có thể phát hiện và phân tích các xu hướng lớn và nhỏ từ dữ liệu và thậm chí đưa ra dự đoán thông qua máy học được thiết kế để xác định kết quả sức khỏe tiềm năng.Theo Hiệp hội Chẩn đoán Từ xa Hoa Kỳ (ATA - American Telemedicine Association), telehealth là khái niệm rộng hơn telemedicine, bao gồm các trao đổi truyền thông y tế từ xa, bao gồm telemedicine và các dịch vụ liên quan y tế khác về đánh giá - theo dõi, dự phòng, tư vấn, giáo dục… Telemedicine liên quan khá gần đến tiếp cận lâm sàng, từ bệnh viện tuyến trên đến bệnh viện tuyến dưới, và có thể ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên ranh giới các khái niệm này dần xóa mờ nhờ tiến bộ kỹ thuật, mobile - health. Các dịch vụ y tế số ngày càng phát triển, các bác sĩ, cơ sở y tế đều cần đến các phương án điều trị bằng AI. Nhưng điều cốt lõi vẫn là hành lang pháp lý và con người với tri thức và kỹ năng vẫn đóng vai trò chính trong việc vận hành một bệnh viện thông minh, để tận dụng tối đa lợi thế của AI.
Bên cạnh đó, khi liên quan đến sức khỏe và sinh mạng cũng như an toàn người bệnh, công nghệ AI hiện đang đối mặt với nhiều thách thức khi lượng dữ liệu đa dạng, hình ảnh từ 1D đến 4D, văn bản, ngôn ngữ, y - sinh học, yếu tố miễn dịch, cơ địa và thậm chí cả vấn đề về triết lý, nhận thức của con người…
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăm sóc sức khỏe là việc sử dụng các thuật toán và phần mềm, công nghệ cũng như nguồn dữ liệu lớn (Big Data) để mô phỏng một ca lâm sàng trong phân tích, giải thích và hiểu các dữ liệu y tế và đưa ra các liệu trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt hơn. |