Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Xu hướng] Những xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số hàng đầu đang tăng tốc

An Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Gần một năm qua, chúng ta vẫn đang đối phó với một đại dịch toàn cầu đã “thiêu cháy” mọi ngành theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận, trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, cho đến thời điểm này công nghệ đang tăng tốc một cách chóng mặt. Covid-19 đã tác động như thế nào đến các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2020?

5G chuyển tiếp nhanh hơn
Rõ ràng, tất cả mọi người trên toàn cầu đều muốn kết nối nhanh hơn, cả ở nhà và tại nơi làm việc. Covid-19 càng làm tăng nhu cầu này khi lực lượng nhân viên văn phòng rời bàn làm việc của họ ở các công ty trong nội đô và tìm ra những nơi xa đám đông, thậm chí là các vùng ngoại ô rộng lớn và xa trung tâm. Vì thế, chúng ta cần một mạng internet tốt hơn để ổn định kết nối một cách bền vững. Tin tốt là việc triển khai đang được tiến hành, mặc dù virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành.
Nhiều công ty viễn thông đang trên đà đạt được hoặc vượt qua các mục tiêu triển khai 5G của họ. Vào tháng 5, Verizon đã khởi động một phòng thí nghiệm ảo để kiểm tra việc triển khai 5G và triển khai vùng phủ sóng 5G trên khắp San Diego, California, Mỹ.
Các kỹ sư Vinaphone đo kiểm tốc độ 5G tại khu vực quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Lan Phương
Tại Trung Quốc, việc triển khai 5G đang diễn ra nhanh chóng đến mức Ericsson đang chạy đua để hoàn thành mục tiêu đăng ký 5G trong năm nay, 2020. Đồng thời, Qualcomm, công ty bán dẫn toàn cầu của Mỹ chuyên thiết kế và tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ viễn thông không dây, có trụ sở tại San Diego, đã công bố rằng hơn 60% thiết bị xuất xưởng trong quý đó là 5G.
Dưới đây là một số số liệu thống kê đáng chú ý hơn về 5G được công bố trong báo cáo của Qualcomm: Hiện có 380 nhà mạng đang đầu tư vào 5G; 80 nhà khai thác ở hơn 35 quốc gia đã triển khai dịch vụ thương mại 5G; hơn 45 nhà sản xuất thiết bị gốc (OME - Original Equipment Manufacturer), chuyên thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng với đối tác, đã ra mắt hoặc công bố các thiết bị 5G.
5G là thế hệ công nghệ không dây tiếp theo ra mắt trên toàn thế giới, hứa hẹn cung cấp dịch vụ không dây nhanh hơn nhiều. Khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn và cung cấp phản hồi theo thời gian thực được kỳ vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta sống và làm việc, mở ra những tiến bộ mới như ô tô tự lái đến các công nghệ hiện đại trải nghiệm thực tế.
Các bệnh viện tại Trung Quốc đang sử dụng robot hỗ trợ bởi 5G để theo dõi nhiệt độ của người dùng và các ứng dụng y tế khác. Chúng ta cũng đã thấy một số điện thoại di động được tung ra trong năm qua đã sẵn sàng cho kết nối 5G. Apple có thể sẽ phát hành iPhone dùng mạng 5G vào cuối năm nay hoặc có lẽ vào năm 2021.
WiFi 6 - vẫn sắp ra mắt
Wi-Fi đang mở rộng sang băng tần 6GHz, mang đến cho các thiết bị WiFi 6 tuyến đường cao tốc đa tầng mới để có lưu lượng truy cập Internet nhanh hơn. Giới chuyên môn dự đoán rằng 5G và WiFi 6 kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa kết nối đầu cuối và kết nối cực nhanh cho mạng gia đình và văn phòng. Chúng ta có thể mong đợi tốc độ tải xuống nhanh hơn gấp 3 lần so với tốc độ có thể đạt được với WiFi 5.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission - FCC) đã quyết định mở ra một dải phổ hoàn toàn mới để đáp ứng các thiết bị công nghệ thế hệ tiếp theo được thiết kế để khai thác WiFi 6.
WiFi Alliance, một liên minh về công nghệ WiFi, đã đặt nhãn hiệu cho phổ tần mới này và các thiết bị có thể tận dụng nó dưới một cái tên mới: WiFi 6E. Các thiết bị đầu tiên được trang bị để xử lý WiFi 6 dự kiến sẽ bắt đầu xuất hiện tại các cửa hàng vào cuối năm nay.
Cùng với việc cung cấp tốc độ nhanh hơn và không gian mới để tăng lưu lượng truy cập internet, động thái này sẽ tạo ra doanh thu hơn 180 tỷ đô la Mỹ trong 5 năm tới.
Phần còn lại của thế giới có thể đang chuẩn bị làm theo. Đầu tiên là Vương quốc Anh, nơi các nhà quản lý của Ofcom đặt ra kế hoạch mở rộng WiFi sang băng tần 6GHz của riêng quốc gia này.
Nói cách khác, sẽ có một vài năm bận rộn với WiFi - và sự xuất hiện của WiFi 6E có thể là bước phát triển quan trọng nhất.
Công nghệ phân tích dữ liệu - nắm chặt lợi thế cạnh tranh
Các công ty không đầu tư nhiều vào các công nghệ tổng hợp và phân tích dữ liệu vào năm 2020 có thể sẽ không thể tiếp tục kinh doanh vào năm 2021. Sử dụng nguồn dữ liệu lớn và phân tích nó luôn đi trên quỹ đạo tăng trưởng ổn định và Covid-19 bùng nổ càng khiến nhu cầu về dữ liệu càng lớn hơn.
Các công ty và tổ chức Viện - trường - nghiên cứu như Johns Hopkins (Mỹ) hay SAS - công ty dẫn đầu trong các phần mềm cung cấp không gian phân tích - đã tạo ra các trang tổng quan về sức khỏe Covid-19, tổng hợp dữ liệu từ vô số nguồn để giúp Chính phủ và DN đưa ra quyết định bảo vệ công dân, nhân viên và các bên liên quan khác.
Hiện tại, khi các DN đang trong giai đoạn mở cửa trở lại, chúng ta đang sử dụng dữ liệu và phân tích để theo dõi các mối tương quan và giúp đưa ra các quyết định trong công việc. Gần đây đã có những thông báo từ một số công ty công nghệ lớn bao gồm Microsoft, Oracle, Cisco… tập trung phát triển các công cụ phân tích dữ liệu để giúp các DN đưa lực lượng công nhân của mình trở lại làm việc một cách an toàn.
Nhu cầu về dữ liệu để đưa ra quyết định trong chiến lược phát triển kinh doanh đã tăng lên, nhưng năm 2020, chúng ta đã thấy phân tích dữ liệu được sử dụng trong thời gian thực để đưa ra các quyết định quan trọng trong thời khắc khủng hoảng về kinh tế cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân mạng, và chắc chắn điều đó sẽ không dừng lại ở đó.
Theo các đánh giá, các DN sẽ tiếp tục đầu tư lớn vào các khả năng phân tích và dữ liệu nhanh hơn, gọn gàng hơn và thông minh hơn trong bối cảnh đại dịch toàn cầu và các biến động kinh tế năm 2020.
Khi dữ liệu tiếp tục phát triển theo cấp số nhân, dữ liệu không có công nghệ để phân tích nó sẽ vô dụng. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) và Học máy (Machine Learning) - một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kỹ thuật cho phép các hệ thống "học" tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể mà không cần lập trình trước. Ví dụ như các máy có thể "học" cách phân loại thư điện tử xem có phải thư rác hay không và tự động xếp thư vào thư mục tương ứng.
Các nhà cung cấp đám mây như Google, IBM, Microsoft đang đổ vốn đầu tư vào việc cung cấp khả năng tăng tốc trên đám mây. Các nhà sản xuất chip như NVIDIA và Intel đang xây dựng GPU và CPU có thể thúc đẩy đào tạo và học hỏi từ dữ liệu - và ngày càng có nhiều khuyến nghị được nhắm mục tiêu và những cuộc đàm thoại ngày càng chính xác hơn của trí tuệ nhân tạo.
Điều này cũng đang được mở rộng đến mức mà AI đang giúp đáp ứng lượng lớn dữ liệu từ IoT (Internet of Things - internet vạn vật). Hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu; nhờ các công nghệ xử lý và mạng không dây ngày càng siêu tốc, có thể biến mọi thứ, từ các phương tiện đi lại cho đến các nghiên cứu gien di truyền của virus, vaccine… thành một phần của IoT. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số” cho các thiết bị, cho phép chúng giao tiếp mà không cần có con người tham gia và hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý.

Giới chuyên môn dự đoán rằng 5G và WiFi 6 kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa kết nối đầu cuối và kết nối cực nhanh cho mạng gia đình và văn phòng. Chúng ta có thể mong đợi tốc độ tải xuống nhanh hơn gấp 3 lần so với tốc độ có thể đạt được với WiFi 5.