Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xuất hiện nhiều cuộc tấn công giả mạo cơ quan chức năng tại Việt Nam

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo ghi nhận, 9% tổng số các cuộc tấn công lừa đảo là giả mạo cơ quan chức năng tại Việt Nam.

Cụ thể, trong báo cáo mới công bố của chuyên gia Viettel Cyber Security cho biết năm 2023 ghi nhận sự nổi lên của các cuộc tấn công giả mạo cơ quan chức năng ở nước ta.

Xuất hiện nhiều cuộc tấn công giả mạo cơ quan chức năng tại Việt Nam
Xuất hiện nhiều cuộc tấn công giả mạo cơ quan chức năng tại Việt Nam

Theo thống kê, năm 2023 phát hiện gần 5.900 tên miền lừa đảo (gấp 1,3 lần năm 2022; 6,2 lần năm 2020) với thủ đoạn tinh vi, hướng chủ đích tới nạn nhân nhằm tăng khả năng thành công của các vụ lừa đảo.

Nhóm ngành tài chính - ngân hàng hiện đang là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công lừa đảo, theo sau là ngành bán lẻ - thương mại và giả mạo cơ quan chức năng.

Cũng theo các chuyên gia từ Bkav, trong năm 2023 tỷ lệ người dùng nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tiếp tục gia tăng từ 69,6% năm 2022 lên 73% năm 2023.

Theo các chuyên gia Công ty Cổ phần an ninh mạng quốc gia Việt Nam - NCS thì Sim rác, tài khoản ngân hàng rác tràn lan cùng với sự phổ biến của công nghệ Deepfake đã kéo theo hàng loạt vụ việc lừa đảo trực tuyến xảy ra.

Theo dự báo, nếu tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân vẫn xảy ra tràn lan thì các vụ lừa đảo trực tuyến vẫn có xu hướng gia tăng. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn của các cuộc gọi, tin nhắn không rõ nguồn gốc; đồng thời cần thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo cho các cơ quan chức năng khi thấy có nguy cơ lừa đảo.