Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất khẩu hàng hóa đạt 29 tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm 2022

Kinhtedothi - Trong tháng đầu tiên của năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã có những tín hiệu khởi sắc khi tăng trưởng dương và xuất siêu sang thị trường EU.

Thông tin từ Bộ Công Thương, tháng 1/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong tháng đầu tiên của năm mới, có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,5%; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,7%; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 0,9%.

Ở chiều ngược lại, trong tháng 1/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,5 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 1/2022, có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD. Trong đó chủ yếu là nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất, chiếm 93,7% tổng cơ cấu nhập khẩu.

Đối với thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Riêng thị trường EU là khu vực duy nhất xuất siêu với 2,1 tỷ USD. Kết quả đạt được là do các DN đẩy mạnh tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Tiếp theo là các thị trường như Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản.

Xuất khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng dương trong tháng 1/2022. Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, tình hình thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong 2 năm gần đây đạt kết quả tích cực. Nguyên nhân ngoài việc thị trường nước ngoài phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, còn là việc thực thi khá hiệu quả các FTA, đặc biệt FTA thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP, UKVFTA.

Cụ thể, với EU, ngay từ năm đầu tiên thực thi EVFTA đã thu những kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2020, thị trường EU đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng trong 5 tháng đầu tiên thực hiện EVFTA (tháng 8-12/2020) có mức tăng trưởng dương, thay vì tăng trưởng âm trước đó, đạt 3,8%. 7 tháng tiếp theo đạt mức tăng trưởng 17,8%.

Đầu năm 2022, xuất khẩu sang EU tiếp tục duy trì tăng trưởng. Đó là những hiệu quả bước đầu mà EVFTA mang lại.

Trong năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các DN tận dụng cơ hội từ các cam kết quốc tế; thông tin cho DN về những cơ hội thị trường, phương hướng chung là hỗ trợ cho DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới.

Đặc biệt, phối hợp để thúc đẩy hoạt động sản xuất theo tín hiệu của thị trường, sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, quy định để xuất khẩu vào các thị trường lớn, thị trường đối tác FTA.

Xuất khẩu số, ngành hàng nào tiềm năng trong năm 2022?

Xuất khẩu số, ngành hàng nào tiềm năng trong năm 2022?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

14 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi – Tại Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030” sáng 14/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã tới dự và có bài phát biểu góp ý về định hướng phát triển nông nghiệp An Giang.

Cải thiện môi trường pháp lý- động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Cải thiện môi trường pháp lý- động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

14 Jul, 02:00 PM

Kinhtedothi - Hệ thống pháp luật kinh doanh hiện nay vẫn còn phức tạp, thiếu minh bạch, thiếu đồng bộ và còn nhiều điểm chưa phù hợp thực tế. Việc cải thiện các quy định pháp luật để tạo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và khả thi sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

14 Jul, 01:35 PM

Kinhtedothi - Từ 14 giờ chiều 14/7, Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy hồ chứa thủy điện Tuyên Quang. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ