Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 700 tỷ USD
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 2 thập kỷ qua, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã liên tiếp đạt các mốc kỷ lục. Năm 2001 là năm đầu tiên của thế kỷ 21 ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD.
Sau 6 năm, đến năm 2007, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
4 năm sau, năm 2011 ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD. Trong 4 năm tiếp theo, đến năm 2015 xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD.
Cột mốc 400 tỷ USD của xuất nhập khẩu hàng hóa được ghi nhận vào giữa tháng 12/2017, cột mốc 500 tỷ USD được ghi nhận vào giữa tháng 12/2019, cột mốc 600 tỷ USD được ghi nhận vào ngày 30/11/2021.
Tính đến ngày 14/12/2022, trị giá xuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD. Một cột mốc mới 700 tỷ USD sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12/2022
Theo công bố của Tổ chức Thương mại thế giới, trong năm 2006 nền kinh tế Việt Nam được xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 44 về nhập khẩu hàng hóa. Đến năm 2018, Việt Nam đã có bước tăng ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Theo đó, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.
Với xếp hạng gần đây trong năm 2021, Tổ chức Thương mại thế giới ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trị thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).
Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng xuất khẩu nhập của nước ta có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu.

Mở hướng mới cho xuất khẩu gạo Hà Nội
Kinhtedothi - Việc phát triển các vùng sản xuất lúa Japonica, lúa chất lượng cao hàng hóa đang mở hướng đi mới cho xuất khẩu gạo Hà Nội. Hoạt động này góp phần quan trọng vào mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Lần đầu Việt Nam xuất khẩu thiết bị 5G sang Ấn Độ
Kinhtedothi - Hợp đồng xuất khẩu thiết bị công nghệ cao hỗ trợ mạng 5G của Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) vừa được ký kết với nhà mạng Gwave của Ấn Độ.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc qua đường chính ngạch khởi sắc
Kinhtedothi - Đến nay, Việt Nam đã có 12 loại rau quả được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Việc chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch đối với thị trường 1,4 tỷ dân này sẽ thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.