Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xúc động ngày hội ngộ cựu giáo chức, cựu sinh viên Trường Đại học Thủ đô

Kinhtedothi – Ngày 12-13/10, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt cựu giáo chức, giáo sinh, sinh viên của nhà trường qua các thời kỳ. Buổi hội ngộ giữa những đồng nghiệp, đồng môn cũ để lại nhiều cảm xúc và niềm tự hào.
Đại diện lãnh đạo và trường và các cựu giáo chức, cựu sinh viên tại lễ gặp mặt
Đại diện lãnh đạo nhà trường và các cựu giáo chức, cựu sinh viên tại lễ gặp mặt

Những kí ức đẹp

Sân trường ĐH Thủ đô Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo thật đặc biệt. Ở đó, có sự hoài niệm, gợi nhắc về những tháng ngày, những kỷ niệm đã qua nhưng lại mang nhiều nét chấm phá hiện đại của một Trường Đại học Thủ đô mạnh mẽ và trưởng thành của hiện tại.

Trong tiết trời dịu mát của trời Thu tháng mười, những ánh mắt, nụ cười đôn hậu, những bước đi chầm chậm, những cái bắt tay thật chặt … của thầy cô cựu giáo chức nhà trường dành cho đồng nghiệp cũ làm các thế hệ giảng viên, sinh viên hôm nay xúc động và trân trọng.

Có mặt trong buổi hội ngộ, nhiều thầy cô đã bước vào tuổi bát thập, cửu thập nhưng vẫn khỏe mạnh, hoạt bát, minh mẫn, tươi vui. Được gặp nhau, ai nấy đều nắm chặt tay để chia sẻ, hỏi han về sức khỏe, về gia đình, về cuộc sống hiện tại và cùng nhau ôn lại ký ức ngày xưa…

Các cựu giáo chức Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tham dự buổi lễ gặp mặt
Các cựu giáo chức Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tham dự buổi lễ gặp mặt

Tham gia buổi gặp gỡ, cô Đặng Thị Loan, nguyên giáo viên tổ Toán, giai đoạn 1973- 2001 phấn khởi cho hay: “Hôm nay trở về trường cũ, tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi vui hơn khi nhìn diện mạo ngôi trường mới ngày càng đẹp; các sinh viên ngày càng giỏi, năng động và thành đạt”.

Từng giữ vai trò là tổ trưởng Tổ Văn, cô Thành Thị Yên Mỹ, 85 tuổi bồi hồi ôn chuyện cũ. “Trước đây, tổ Văn của chúng tôi rất vui vẻ, đầm ấm, hoà thuận, nghiêm túc và chú ý nâng cao chuyên môn. Gặp lại nhau ngày hôm nay, chúng tôi  như thấy mình trẻ lại và cùng nhau chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm. Trở lại trường, tôi nhớ lại bài thơ mình từng viết: “Ai muốn đi tìm thung lũng xanh/Giữa trời nắng nỏ với khô hanh/Về đây có mái trường Sư phạm/Với những vườn cây trái ngọt lành…”.

Thầy Vũ Ngọc Phương, nguyên Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường chia sẻ niềm xúc động: “Trở lại ngôi trường mình từng có thời gian gắn bó, chắc hẳn mỗi người đều thấy lâng lâng những niềm vui, niềm cảm xúc khó tả như trở về những kí ức đẹp nhất, trong sáng và gần gũi nhất trong cuộc đời của mình. Đây cũng là dịp để được hội ngộ, hàn huyên, tay bắt mặt mừng, chia sẻ và nghe kể lại kỷ niệm cũ… Biết bao cán bộ nhân viên, thầy cô đã rời xa mái trường này nhưng giá trị tinh thần, tình người vẫn còn nguyên vẹn. Truyền thống của nhà trường là ánh nắng ấm dẫn dắt, tiếp tục gieo hạt mầm cho những mùa sau tươi sáng hơn…”.

Tự hào là sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Những thế hệ giáo sinh, sinh viên của Trường Trung học Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) ngày ấy, nay đều trở thành những giáo viên giỏi và nhờ quá trình nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, nhiều người trong số đó là cán bộ quản lý, giữ vị trí quan trọng tại các cơ quan, đơn vị, nhà trường của ngành giáo dục Thủ đô.

Tiết mục văn nghệ đặc sắc của thầy trò Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân trinh diễn tại buổi lễ.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc của thầy trò Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân trinh diễn tại buổi lễ.

Cô giáo Nguyễn Lệ Hằng, giáo sinh khóa 1993 – 1995, nay là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân cho biết, cô hạnh phúc vì đã có thời gian được học tập, rèn luyện dưới mái trường Sư phạm Hà Nội; được thầy cô dạy dỗ, bồi đắp kiến thức, rèn luyện tri thức và tình yêu nghề để trở thành một nhà giáo. Đến nay, sau gần 30 năm ra trường, từ cô giáo sinh sư phạm ngày nào, cô trở thành giáo viên và qua các nhiệm vụ khác nhau đã ở vai trò quản lý được gần 15 năm.

Điều đặc biệt, tại Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam nơi cô công tác có 60 cán bộ giáo viên thì đến 50 lượt giáo viên là cựu giáo sinh, sinh viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

“Chính bởi sự niềm xúc động, tự hào và biết ơn, hôm nay tập thể cán bộ, giáo viên cùng học sinh của trường Tiểu học Thanh Xuân Nam đã trở về Trường Đại học Thủ đô và biểu diễn một tiết mục văn nghệ đặc sắc là liên khúc hát múa ca ngợi nghề giáo”, cô giáo Nguyễn Lệ Hằng chia sẻ.

Gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ năm xưa, TS Trần Lưu Hoa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cựu giáo sinh của trường bày tỏ niềm tự hào vì mình và các thế hệ giáo sinh, sinh viên của trường đã được học tập, trưởng thành từ mái trường này.

“Chúng em luôn tự hào hướng về mái trường nơi từng học tập và mãi tự hào khi giới thiệu mình là cựu giáo sinh, cựu sinh viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Chúng em biết ơn thầy cô vì đã tạo môi trường nền nếp, nhân ái, góp phần rèn luyện nhân cách, chuyên môn để các thế hệ sinh viên luôn nuôi dưỡng đam mê với nghề và nghề giáo vẫn mãi là “Nghề tôi yêu” như lời thơ em từng viết: “Nếu ai hỏi tôi yêu nghề gì nhất/Tôi sẽ trả lời là một giáo viên/Nhào nặn, điểm tô con tim khối óc/Cho những cuộc đời, thế hệ đang lên…”, cựu giáo sinh Trần Lưu Hoa xúc động giãi bày.

Chia sẻ cảm xúc về buổi gặp mặt, đại diện sinh viên lớp Ngữ văn, K18 cho biết: “Hôm nay là một ngày đặc biệt, cảm xúc và ý nghĩa với không chỉ một lớp hay cá nhân nào; tất cả đều rạng ngời, hạnh phúc khi trở về ngôi nhà chung. Tư tận đáy lòng, xin được gửi lời tri ân, biết ơn thầy cô; chúc Trường Đại học Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ”.

Các thế hệ sinh viên Trường Đại học Thủ đô trong ngày hội ngộ.
Các thế hệ sinh viên Trường Đại học Thủ đô trong ngày hội ngộ.

Tri ân với các thế hệ cựu giáo chức, cựu giáo sinh, sinh viên nhà trường qua các thời kỳ, TS Đỗ Hồng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội bày tỏ: “Thầy trò Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hôm nay luôn khẳng định, trân trọng bề dày truyền thống và những thành tựu to lớn mà các nhà giáo lão thành, các nhà giáo nguyên là lãnh đạo trường và các thế hệ học sinh, sinh viên của trường đã tạo dựng; đồng thời đúc rút từ những thành tựu đó thành những bài học kinh nghiệm cho sự thành công và phát triển…”.

“Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp dựa trên tự chủ phát triển nghề nghiệp của giảng viên. Với những hành động cụ thể, thiết thực này, nhà trường đã gặt hái được nhiều thành công. Đó không chỉ là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước với những thành tích của trường mà còn là biểu hiện sinh động cho quyết tâm tiếp nối và hiện thực hóa những truyền thống tốt đẹp của trường đã được các thế hệ nhà giáo, học sinh, sinh viên xây đắp. Thầy trò Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hôm nay mong muốn có nhiều cơ hội được đón các nhà giáo lão thành, các cựu học sinh, sinh viên về thăm trường..”, TS Đỗ Hồng Cường nhấn mạnh.

 

Lễ gặp mặt các thế hệ cựu giáo chức, cựu người học được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (1959 - 2024) và 10 năm thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (31/12/2014 - 31/12/2024). Hoạt động nhằm khơi dậy niềm tự hào cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh sinh viên về ngôi trường Đại học Thủ Đô Hà Nội (tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội); tôn vinh công lao xây dựng và những đóng góp to lớn của các thế hệ trong suốt lịch sử phát triển của nhà trường, từ đó nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ viên chức, học sinh, sinh viên hôm nay để đưa nhà trường vững bước tiến lên trong giai đoạn mới.

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ