Xứng đáng thương hiệu Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (QHXD), tiền thân là Viện Thiết kế Quy hoạch Hà Nội thành lập năm 1962. Hơn nửa Thế kỷ hoạt động và phát triển, Viện luôn là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực Quy hoạch đô thị của Thành phố.

Ngày 29/9/2008, bằng Quyết định số 23/2008/QĐ–UBND của UBND TP, Viện QHXD được thành lập lại - cơ quan trực thuộc UBND TP Hà Nội. Với chức năng nhiệm vụ tham mưu cho UBND TP về hoạch định chiến lược QHXD tổng thể, QH chung, QH chi tiết về phát triển đô thị và nông thôn; Tham gia quản lý nhà nước về QHXD đô thị trên địa bàn; Tư vấn thiết kế QH- KT  đô thị và nông thôn…
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo với cán bộ, nhân viên Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo với cán bộ, nhân viên Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Những dấu ấn

Dấu ấn nổi bật của Viện là một trong 3 Tư vấn chính, tham gia, phối hợp với tư vấn quốc tế lập QH chung XD Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và bản QH này đã khẳng định năng lực của Viện. Đáng lưu ý, trong lúc chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QH chung, Viện đã chủ động đề xuất với UBND TP đã tiến hành song song, nghiên cứu đồng thời, đề xuất thực hiện nhiều QH phân khu liên quan và QH chuyên ngành để cụ thể hóa Quy hoạch chung Thủ đô, trong đó đến nay nhiều QH trong số trên đã được phê duyệt. Ngoài ra, công tác tham mưu cho UBND TP về quản lý đô thị cũng được Viện luôn chú trọng xong hành, đã xây dựng hàng chục văn bản để thể chế hóa luật Thủ đô và chủ trương của TP về công tác QH; Tham gia góp ý thẩm định, nhiều đồ án QH mang tầm chiến lược lâu dài của TP, các địa phương, các ngành từ phát triển kinh tế - xã hội ở mức 5 năm (2011 - 2015), đến tầm nhìn tới nhiều năm sau.

Nôi trí thức trẻ dụng võ

Mục tiêu của Viện là xây dựng bộ máy hoạt động mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả, trong đó yếu tố con người được chú trọng hàng đầu. Ngay từ ngày thành lập, Viện đã coi con người là khâu quyết định để thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của Viện. Từ một đơn vị có vài chục lao đông, đến nay Viện QHXD có 150 lao động, với 100 % trình độ đại học và trên 30% trình độ cao học. Viện cũng đã tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thành niên…, tạo động lực cho những trí thức trẻ, có hoài bão phấn đấu vươn lên; đồng thời thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho công chức, viên chức. Mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế. Thông qua, bồi dưỡng, thử thách, trong 5 năm, Đảng bộ đã kết nạp được gần 30 đảng viên, phần lớn là trí thức trẻ. Từ một chi bộ cơ sở với trên 20 đảng viên, đến nay, Viện đã phát triển trở thành Đảng bộ, với 5 chi bộ. Chi, Đảng bộ của Viện liên tục được công nhận là tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Lãnh đạo Viện luôn quan tâm đời sống của người lao động; xây dựng và rà soát: Bộ “Quy chế hoạt động cơ quan” phù hợp với pháp luật, bảo đảm thực hiện dân chủ, minh bạch về tài chính; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách nhà nước bảo đảm quyền lợi của người lao động. Nhờ vậy, tập thể Viện luôn đoàn kết trên dưới một lòng, thi đua sôi nổi, hết lòng vì công việc, đạt tiến độ, hiệu quả, chất lượng trong công việc. 

Năm 2012, Viện QHXD kỷ niệm 50 năm thành lập (1962- 2012). Năm 2013, tròn 5 năm trực thuộc UBND TP, toàn thể viên chức Viện đã và đang nỗ lực đẩy mạnh phong trào thi đua, lập thành tích cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ TP giao, trong đó, nâng cao chất lượng công tác, đổi mới cải cách hành chính, tập trung xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu (quản lý các quy hoạch bằng công nghệ). Phấn đấu trở thành đơn vị tư vấn có thương hiệu, đáp ứng mọi nhu cầu xây dựng của Thủ đô Hà Nội. 

Với nỗ lực của mình, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (Năm 2011); Huân chương Lao động hạng Ba (Năm 2003); Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2008; UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen năm 2007;2010, 2012; Công đoàn ngành Xây dựng Việt nam tặng Băng khen năm 2011và Nhiều cá nhân, tập thể thuộc Viện được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sý thi đua toàn quốc, Chiến sỹ thi đua TP và nhiều hình thức khen thưởng khác.