Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ý nghĩa của bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu lan báo hiếu

Thời Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày Rằm tháng 7 âm lịch hay còn gọi là lễ Vu lan báo hiếu, ngoài việc sắm sanh lễ vật, làm cơm dâng cúng gia tiên, từ lâu người Việt Nam còn có nghi lễ bông hồng cài áo nhằm tưởng nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

 Trái cây, bánh kẹo và hoa hồng thường được thắp lên ban thờ trong ngày Lễ Vu lan.

Đến dịp Rằm tháng 7 âm lịch nhà nào cũng sắm sửa lễ vật như trái cây, xôi, gà dâng lễ thần linh; mâm cơm dâng cúng gia tiên nhằm tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành nhiều đời...
Trước khi dâng lễ tại nhà, nhiều người thường tham gia lễ Vu lan được tổ chức tại các chùa cầu mong đức Phật cứu độ vong linh cha mẹ, ông bà... Khi tham gia lễ Vu lan tại chùa các phật tử thường cài bông hồng lên ngực áo để bày tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, ban cho chúng sinh..
 Ngày Lễ Vu lan người ta thương làm những bông hồng cài áo với 3 màu dành chó 3 đối tượng.

Những phật tử tham dự lễ Vu lan nếu còn mẹ sẽ được cài bông hồng màu hồng, với ý nghĩa tự hào còn mẹ. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng rằng mình còn mẹ, phải cố gắng làm vui lòng mẹ khi còn sống.
Phật tử được cài hoa hồng màu trắng chứng tỏ mẹ đã không còn. Nhìn hoa màu trắng, phật tử sẽ tưởng nhớ đến cha mẹ mình, làm điều thiện để chia sẻ năng lượng cho đấng sinh thành.
Riêng hoa hồng màu vàng được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu lan, tượng trưng cho sự tiếp nối, mừng ngày hoan hỷ sau 3 tháng an cư. Việc này do Việt Nam mình phát triển thêm.
Hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Dù đóa hồng nào cài lên ngực áo trong ngày Lễ Vu lan đều thể hiện tình yêu thương, nhớ đến công ơn,  là chữ hiếu mà con cái gửi đến các bậc sinh thành.