Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày lễ Giáng Sinh 25/12

Kinhtedothi - Lễ Giáng sinh còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”)...

Giáng Sinh là ngày gì?

Lễ Giáng Sinh (Noel) còn được gọi là ngày lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, là ngày lễ hội của tôn giáo để kỉ niệm ngày chúa Giêsu ra đời. Hiện nay, ngày lễ Giáng Sinh vẫn đang được chào đón tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thể hiện niềm tin của phần lớn giáo hữu của Kitô giáo về sự tồn tại của Chúa Giêsu tại xứ Jodea nước Do Thái.

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.

Lễ Giáng Sinh diễn vào ngày nào?

Ngày lễ Giáng Sinh được diễn ra chính thức vào ngày 25 tháng 12 hàng năm, nhưng mọi người thường mừng lễ với nhau vào khoảng chiều tối ngày 24 tháng 12.

Ngày 25 tháng 12 là thời điểm chính thức diễn ra ngày lễ, thường được gọi là ngày "lễ chính ngày". Trong khi đó, ngày 24 tháng 12 được gọi là ngày "lễ vọng", được đa số mọi người cùng tham gia hưởng ứng lễ hội. Năm 2020, ngày lễ Giáng Sinh sẽ rơi vào ngày thứ 5 (ngày 24/12) và thứ 6 (ngày 25/12).

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory

Nguồn gốc và lịch sử ngày Giáng Sinh

Ngay từ thời kì sơ khai của Kitô giáo, tuy vẫn chưa có bất kì lời khẳng định chính thức nào nhưng ngày 25 tháng 12 đã được xem như ngày sinh của Chúa Giêsu. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số các suy đoán khác về ngày Giáng Sinh.

 

Riêng Issas Newton đã đưa ra các cách giải thích về tính đúng đắn cho ngày lễ Giáng Sinh, ông cho rằng ngày lễ rơi vào ngày Đông chí, mà theo như lịch thời đó thì chính xác là ngày 25 tháng 12.

 

Năm 1743, xuất hiện suy đoán rằng ngày lễ Giáng Sinh được chọn vào ngày 25 tháng 12 là vì tương ứng với ngày hội tôn vinh Mặt Trời của người La Mã, ông Paul Ernst Jablonski cho rằng đây là một hành động " ngoại giáo" làm tha hoá giáo hội đích thực.

Đến 1889, một học giả người Pháp đã bác bỏ suy luận của Paul Ernst Jablonski, khẳng định rằng ngày lễ Giáng Sinh nên được chọn vào ngày 25 tháng 12 là không hề chịu ảnh hưởng của "ngoại giáo".

Ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh

Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu đáng kính, ngày lễ còn là ngày để gia đình tụ tập, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm.

 

Dần dần ngày lễ được đón nhận theo nhiều cách khác nhau, có thể dưới dạng tụ tập gia đình, cùng bạn bè có những bữa tiệc thú vị, chính tay chuẩn bị cây thông noel,...

Noel cũng trở thành ngày lễ kì diệu trong kí ức của những đứa trẻ, là ngày mà những đứa trẻ đặt ra những ước nguyện của riêng mình và trông chờ sự xuất hiện của "phép màu" được tạo ra từ chính những người thân yêu trong gia đình.

Ngày lễ Giáng Sinh mang thông điệp của sự hoà bình: ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

09 Jul, 05:20 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

09 Jul, 05:18 AM

Kinhtedothi – 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công với tổng kinh phí 2.237 tỷ đồng. Trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 76.462 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 1.658 tỷ đồng.

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

08 Jul, 11:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND phường Tam Chúc (tỉnh Ninh Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 2 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở đá đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển cảnh báo để ngăn người dân tiếp cận khu vực nguy hiểm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ