Lễ khai ấn đền Trần hàng năm đều diễn ra giữa đêm ngày 14 và mở đầu cho ngày Rằm tháng Giêng, ở tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP Nam Định.
Sau này, người dân địa phương tiếp tục duy trì và bảo tồn phong tục truyền thống này để tưởng nhớ công đức của các đời vua nhà Trần, đồng thời giáo dục con cháu biết yêu nước nhớ nguồn, giữ vững tinh thần chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông gấm vóc.
Nhiều người sau khi xin được ấn đền Trần đều vô cùng mừng rỡ nhưng chung một băn khoăn là không biết bày và cách đặt ấn tại vị trí nào và như thế nào cho đúng phong thủy và tâm linh.
Theo thông tin từ xa xưa truyền lại, ấn đền Trần có từ thời nhà Trần với ý nghĩa là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi người, mọi nhà bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất, học tập, công tác tốt. Trải qua hàng trăm năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và trở thành một tập tục đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt.
Theo các chuyên gia phong thủy, ấn đền Trần có thể dán trên tường, sau lưng ngồi làm việc, còn nếu muốn để tăng tài lộc dán ở chính Tây, để thăng quan tiến chức dán ở chính Bắc, để tăng cường sức khỏe dán ở hướng Đông Nam. Không nên đặt ấn nên bà thờ tổ tiên vì không đúng lễ nghĩa, không hợp văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, hoàn toàn có thể dán ấn trên tường hoặc cho ấn vào đóng trong khung ảnh, treo lên tường, càng gần vị trí làm việc càng tốt.
Với người vô thần hoặc không quá câu nệ về phong thủy nên treo ấn gần vị trí làm việc. Đặt tại cơ quan hoặc phòng làm việc riêng ở nhà đều được. Nên hướng ấn vào mình, hoặc hướng vào tủ sách, hay hướng ra cửa đều được.
Tuy nhiên, không nên treo ấn đền Trần trên bàn thờ trong gia đình. Hành động này không hợp lễ nghĩa và không mang lại kết quả tốt.
Không dán ấn hướng vào nhà vệ sinh
Không dán ấn trên tường nhà vệ sinh.
Không gấp ấn để trên bàn, càng không nên gấp gọn để vào ví.
Tránh để ấn trên ôtô, vì có đây là nơi trường khí âm dễ gây ra sự cố khi đi lại.