Ảnh minh họa. Nguồn Internet. |
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho phép dùng các vật liệu thích hợp như bê tông nhựa nóng hoặc các biện pháp khác để dặm vá hết các ổ gà, hố sâu lồi lõm, bổ sung sơn kẻ lại mặt đường nếu cần thiết (có thể bỏ qua các yếu tố vật liệu, công nghệ đặc thù của mặt cầu này).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu công việc này phải hoàn thành trước ngày 31/8/2016. Trường hợp khối lượng hư hỏng trong phạm vi bảo hành của nhà thầu do Ban Quản lý dự án 3 (cũng thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư, sau khi sửa xong, Cục Quản lý đường bộ I báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để yêu cầu Ban Quản lý dự án 3 xử lý. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án 3 cũng được yêu cầu báo cáo cụ thể các dự án đã sửa chữa mặt cầu Thăng Long trước đó. Được biết, Cầu Thăng Long được xây dựng hoàn thành vào năm 1985 gồm 2 tầng. Tầng 1 dành cho đường sắt mặt cắt ngang gồm 2 làn xe lửa khổ 1.000mm và khổ đường 1.435mm. Hai bên cánh gà tầng 1 là 2 làn xe thô sơ mặt cắt ngang rộng 3,5m. Tầng 2 dành cho các phương tiện giao thông đường bộ. Chiều dài toàn cầu đường sắt là 5,5km gồm phần dầm thép dài hơn 1,68km có 5 liên mỗi liên 3 nhịp, mỗi nhịp dài 112m, phần dầm bê tông cốt thép dài 3,82km (phía Bắc dài 1,7km, phía Nam dài hơn 2km). Cuối năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định chi 97 tỷ đồng sửa chữa mặt cầu Thăng Long bằng công nghệ mới nhưng chỉ sau 2 tháng đã xuất hiện nứt, vỡ. Vào tháng 5/2015, Tổng cục Đường bộ đã gửi yêu cầu Ban Quản lý dự án 3 sửa chữa, khắc phục hư hỏng, mất an toàn giao thông trên mặt cầu Thăng Long. Năm 2015, mặt cầu Thăng Long cũng đã nhiều lần được sửa chữa như khe co giãn… Bộ Giao thông Vận tải cũng mời các chuyên gia từ Anh, Đức, Singapore, Nhật Bản sang thử nghiệm hỗ trợ nhưng chưa thành công. Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải nhiều lần bổ sung kinh phí để sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt cầu Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua nhiều lần được duy tu, Bộ Giao thông Vận tải đã thừa nhận nguyên nhân là thất bại từ việc chuyển giao công nghệ sửa chữa mặt cầu.