Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm tại vùng biển Việt Nam
Ngày 7/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, Trung Quốc liên quan đến hoạt động diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam luôn theo sát các diễn biến tại khu vực Biển Đông và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Một phần khu vực thông báo hàng hải nêu trên thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982.
"Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông," bà Hằng nhấn mạnh.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết, phía Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này.
Hãng tin Reuters trước đó đưa tin, Trung Quốc tuyên bố tiến hành các cuộc tập trận quân sự kéo dài hơn một tuần tại Biển Đông và cảnh báo tàu bè tránh xa khu vực tập trận. một thông báo đưa ra tối 4/3, Cơ quan An toàn Hàng hải Hải Nam cho biết, các cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 4 tới 15/3.

Tài liệu Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Kinhtedothi - Tài liệu 47 trang do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 12/1 phản bác các tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hai "siêu chiến hạm" Mỹ tới Biển Đông vào thời điểm "nóng"
Kinhtedothi - SCMP ngày 13/1 đưa tin, Mỹ điều một nhóm "siêu chiến hạm" đến Biển Đông, nơi tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc tập trận cách đây hai tuần, tạo "điểm nóng" mới.

Mỹ, Nhật Bản phản đối nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông
Kinhtedothi - Trong cuộc điện đàm ngày 21/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ phản đối các hành vi đe dọa kinh tế cũng như các nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.