11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 1
11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 2

Lễ khai mạc SEA Games 31 là nghi lễ quan trọng mở màn cho chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao lớn nhất khu vực. Khi nhận lời làm Tổng đạo diễn lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 31, chị có những cảm xúc thế nào?

- Tôi nhận nhiệm vụ này rất gấp, chỉ khoảng 45 ngày trước khi diễn ra lễ khai mạc. Với tôi, đây vừa là vinh dự nhưng cũng là một áp lực rất lớn khi nhận lời làm tổng đạo diễn một sự kiện của quốc gia, mang tầm khu vực.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 3

Áp lực là làm sao để triển khai nhiệm vụ này một cách tốt nhất, để hoàn thành trách nhiệm mình được giao. Cùng với đó là niềm vinh dự vì không phải ai cũng được tin tưởng giao trọng trách này, trong một điều kiện hoàn cảnh đặc biệt như năm nay.

Là đạo diễn từng xây dựng nhiều kịch bản, chương trình biểu diễn lớn, với SEA Games 31 việc tổ chức có gì khác biệt thưa chị?

-Để làm một chương trình lớn, luôn có một khối lượng công việc khổng lồ. Riêng với SEA Games 31, tôi đang điều hành 10 nhóm.

Để xây dựng chương trình khai mạc SEA Games 31, trước tiên là phải có kịch bản văn học được các cấp thông qua. Sau đó, tôi phải mường tượng tất cả trong đầu sẽ triển khai như thế nào để đạt được tiêu chí phần lễ, hội và phải thể hiện được vị thế của quốc gia trong dòng chảy chung của khu vực.

Để làm được điều này, ê kíp của chúng tôi đã bàn bạc và nhất trí rằng vị thế của Việt Nam trong lễ khai mạc lần này là một đất nước thân thiện, lay động lòng người, rất mềm mại, cởi mở, yêu thương chào đón bạn bè khắp nơi; lấy cái riêng để cùng hòa nhập vào cái chung của dòng chảy khu vực, xuyên qua dịch bệnh và tiếp tục mạnh mẽ hơn.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 4

Chị vừa chia sẻ chỉ có 45 ngày để xây dựng kịch bản, thực hiện chương trình khai mạc SEA Games 31. Vậy làm cách nào, đạo diễn Trần Ly Ly tổ chức và sắp xếp việc tập luyện cho êp để đảm bảo tiến độ, chất lượng?

Chúng tôi hiểu rằng việc gấp rút chuẩn bị cho SEA Games 31 là do nước ta cũng vừa bước qua đại dịch, vẫn tiếp tục phải đối mặt với đại dịch, nhưngchúng ta đã phần nào vượt qua. Do vậy, Chính phủ Việt Nam muốn thể hiện một cuộc sống bình thường mới. Cuộc sống này được thể hiện bằng việc nỗ lực tổ chức SEA Games 31.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 5

Vì vậy, chúng tôi hiểu rằng, thời gian gấp rút như vậy đều có nguyên nhân. Vì thế, toàn bộ ê kíp đều dốc sức, đồng lòng để công việc đạt hiệu quả cao nhất.

Tôi được biết, chương trình khai mạc SEA Games 31 sẽ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Để ứng dụng, kết hợp công nghệ vào sân khấu 7.000 mét vuông ở SVĐ Quốc gia Mỹ Đình ê kíp có gặp khó khăn gì không?

-Chương trình khai mạc SEA Games 31 tương đương với đại lễ ở quảng trường, cùng với các tiết mục, chúng tôi sẽ tận dụng sức mạnh của công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ hoạ (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality – EX)… Đó là nhưng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Sở dĩ lựa chọn công nghệ đó vì một trong những mục tiêu kịch bản chương trình này hướng tới là thể hiện trí tuệ Việt Nam, sự phát triển công nghệ ở đất nước ta.

Khi triển khai, chúng tôi thấy rằng đây là điều gây khó khăn vì không dễ để có một công ty công nghệ nào ở Việt Nam có đầy đủ máy chiếu để sử dụng chiếu trên 7000 m2 của SVĐ quốc gia Mỹ Đình.  

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 6

Thực tế, có nhiều công ty, cá nhân có máy nhưng không đồng dạng, hoặc có người làm nhưng họ lại nhận việc khác rồi. Đó là tôi còn chưa kể đến giấy tờ, giải quyết khúc mắc và hệ thống ánh sáng để phù hợp với trình chiếu mapping.

Nhìn chung, tôi thấy rằng việc tổ chức thực hiện chương trình khai mạc SEA Games 31 có khối lượng công việc khổng lồ trong một thời gian không tưởng. Thông thường, với một lễ này bình thường phải triển khai trong vòng 6 tháng – 1 năm để bảo đảm điều kiện tốt nhất, nhưng chúng tôi đang thực hiện trong có chưa đầy 2 tháng. Vì vậy, chúng tôi phải làm cuốn chiếu và huy động lực lượng khoảng 1.000 người tham gia.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 7

Thưa chị, triển khai công nghệ khó khăn như vậy, êp chương trình đã khắc phục như thế nào?

-Như tôi đã chia sẻ, công nghệ này AR, EX là những công nghệ mới nhất hiện nay. Ê kíp của chúng tôi mong muốn được thể hiện trên sóng truyền hình để không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới được chiêm ngưỡng, cùng hòa cảm xúc.

Đó là công nghệ khiến chúng tôi suy nghĩ để tìm ra những kỹ sư, những nghệ sĩhàng đầu về công nghệ này, trong đó có nghệ sĩ Nguyễn Hồng Vỹ chuyên vẽ Mapping; bên cạnh đó có đạo diễn sân khấu Hoàng Minh Cường là người tham gia nhiều chương trình ứng dụng công nghệ, họ sẽ thực hiện phần việc được phân vai.

Mặt khác, với ánh sáng, âm thanh, mapping... chúng tôi phải rất cố gắng để thực hiện nhanh nhất có thể vì thời gian vào sân quá ít. Trước đó, SVĐ Mỹ Đình còn bảo đảm thi đấu nên không có điều kiện vào sân sớm để lắp đặt, chưa kể nghệ thuật đó phải được tập luyện.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 8

Khó khăn về sân bãi, khó khăn về công nghệ, gấp rút về thời gian hay như đạo diễn Trần Ly Ly nói là công việc khổng lồ, trong thời gian không thưởng, động lực nào để ê kíp vượt qua những khó khăn đó?

Chúng tôi đã làm việc với sân vận động Mỹ Đình. Ngoài việc giữ sân cỏ tốt, chúng tôi trao đổi với lãnh đạo SVĐ Mỹ Đình về phương án lắp đặt, tháo gỡ. May mắn là các đơn vị khi phối hợp đã rất nhiệt tình, dù giấy tờ chưa triển khai hết vì quá gấp. Tất cả mọi người đều đang làm với suy nghĩ làm cho quốc gia, dân tộc.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 9

Đặc biệt, ngày 18/4 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, lãnh đạo UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội đã tới thăm, động viên, và tặng quà toàn bộ ê kíp đang tập luyện cho lễ khai mạc và bế mạc tại Cung điền kinh. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rất lớn, động viên tinh thần các nghệ sỹ rất nhiều.

Xin được quay trở lại với việc làm việc nhóm, làm cách nào để chị có thể tập hợp, điều hành 10 nhóm với hàng nghìn con người để đáp ứng chương trình khai mạc SEA Games 31?

-Sau khi kịch bản được duyệt, tôi đã thiết lập một ê kíp gồm là các cá nhân đủ tài năng, sức mạnh, bản lĩnh để thực hiện nhiệm vụ này. Tôi thấy rằng, ở Việt Nam có nhiều nghệ sĩ tài năng. Nhưng trong thời gian gấp rút và thể hiện được tinh thần thể thao, đáp ứng yêu cầu của lễ khai mạc SEA Games không phải ai cũng thực hiện được.

Vì vậy, trong đầu tôi thiết lập ngày một ê kíp. Cụ thể, tôi mời đạo diễn âm nhạc Bùi Huy Tuấn, người viết ca khúc cho SEA Games 31  “Let’s shine – Cùng toả sáng”. Tôi nghĩ đó là lựa chọn đúng vì anh có đủ tài năng, kỹ năng, độ nhanh nhạy, văn minh, phù hợp thể thao, đáp ứng được tiến độ chỉ trong vòng 15 ngày. Hiện nay, tất cả công việc đều được thực hiện “cuốn chiếu”. Bởi mọi người đều biết, phải có âm nhạc, đạo diễn mới dàn dựng được các tiết mục.

Ngoài nhạc sĩ Bùi Huy Tuấn, tôi cũng mời NSND Kiều Lê, NSND Hồng Phong làm đạo diễn múa. Dưới họ còn có 30 biên đạo để triển khai dàn dựng kịch bản phân cảnh chi tiết, truyền tải sang kịch bản âm nhạc. Sau đó, họ phân bổ ra các mảng miếng rồi làm việc với 1.000 người khác. Tất cả phải làm đồng loạt cùng một lúc.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 10

Hội tụ những con người tài năng, nhiệt huyết như vậy, chị có thể bật mí một số điểm nhấn đặc biệt ấn tượng của chương trình khai mạc SEA Games 31?

-Chúng tôi mong muốn mang đến nền văn hóa Việt Nam hòa trong dòng chảy Đông Nam Á. Văn hóa Việt Nam được thể hiện chính là tinh thần lúa nước, và thể hiện bằng hình tượng cây tre Việt Nam. Màn diễn đầu tiên thể hiện sức sống mãnh liệt, sự đoàn kết, cộng đồng, mạnh mẽ, dẻo dai, bền vững tinh thần bất khuất... của cây tre Việt Nam

Sau đó là biểu tượng của hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sáng, tinh thần bao dung. Hoa sen cũng là tinh thần chung của người Việt.

Cùng với đó, chúng tôi đưa vào hình tượng tranh Đông Hồ, cả 40 môn thi đấu của SEA Games 31 được thể hiện bằng hình thức trình chiếu Mapping (kỹ thuật sử dụng ánh sáng, hình ảnh 3D trên một bề mặt không bằng phẳng, đồng thời giúp các khối hình ảnh trong không gian ba chiều tương tác, từ vật thể thật).

Cuối cùng là một màn trình diễn tôi khá xúc động và được nhiều người chờ đợilà “chung một dòng chảy” hình tượng 11 con thuyền, mỗi con thuyền tượng trưng cho 1 nước Đông Nam Á tiến ra biển lớn.

Sau đó, chúng ta cùng hân hoan toả sáng cùng 64 dân tộc anh em, nhiều linh vật của Đại hội thể thao Đông Nam Á cùng nhảy múa. Chương trình diễn ra trong 120 phút.

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 11

11 nước Đông Nam Á chung một dòng chảy nhưng vẫn khẳng định vị thế của Việt Nam, vậy làm cách nào để ê kíp chương trình vừa cân đối giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong các tiết mục?

-Đây là câu hỏi hay vì đó là điều khiến tôi và ê kíp phải suy nghĩ. Chúng ta làm thế nào để có được bản sắc văn hoá Việt Nam, tinh thần của Việt Nam nhưng hoà cùng chung dòng chảy với khu vực quốc tế?

Vậy vẫn có thể là nón lá, áo dài nhưng có khi chúng ta sử dụng nón có hoa văn, hoạ tiết, ứng dụng ánh sáng khác nhau để tạo ra sự văn minh, vừa khác lạ nhưng vẫn có điểm chung.

Hay là hình ảnh của tre và lúa, đó là những điều thận thuộc của đất nước Việt Nam và cũng như các quốc gia trong khu vực. Để làm điều đó, chúng tôi phải hiểu bản chất truyền thống nằm ẩn sau trong giá trị hình tượng đó là gì? Chính là sự đoàn kết, bao bọc, dẻo dai, mãnh liệt, trường tồn. Chung một dòng chảy là tinh thần của 11 quốc gia cùng chèo ra biển lớn.

Chương trình lần này có nghệ sĩ múa Linh Nga solo màn múa sen. Nghệ sĩ Bùi Công Duy, Lệ Giang tham gia tiết mục “Đường Đến Việt Nam”  - con đường đó là những tà áo dài, nón lá tạo ra con đường Việt Nam thân thiện, lay động lòng người.

Thông thường các chương trình khai mạc của một lễ hội thường kể nhiều về lịch sử, chương trình khai mạc SEA Games 31 có như vậy không thưa đạo diễn Trần Ly Ly?

-Tôi nghĩ nghệ thuật là biểu tượng, sự lay động, gợi mở của cảm xúc. Tư duy kịch bản thì phải có sự liên kết. Nhưng không nhất thiết câu chuyện này thểhiện lịch sử Việt Nam. Chương trình này tôi muốn thể hiện con người Việt Nam, sự duyên dáng, thân thiện, sự đẹp đẽ của tinh thần con người Việt Nam… Và làm sao chúng ta phải chung một dòng chảy, thể hiện sức mạnh để xuyên qua đại dịch để tiến tới nền tương lai xa hơi, tiến tới sự đoàn kết thống nhất. Không nhất thiết phải theo cách làm sử thi.

Cảm ơn chị đã chia sẻ!

11 quốc gia cùng chung một dòng chảy - Ảnh 12

15:32 28/04/2022