15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Ngoại thành “khoác áo mới”

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 Quốc hội khoá XII đã tạo chuyển biến mạnh mẽ cho khu vực nông thôn Hà Nội, ngoại thành Thủ đô giờ đây như được khoác lên mình một “tấm áo mới”.

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII, tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) sáp nhập về với Thủ đô. Ảnh: Trưởng Tiểu học xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai).

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII, tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) sáp nhập về với Thủ đô. Ảnh: Trưởng Tiểu học xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai).

Với 386 xã, Hà Nội là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện xây dựng nông thôn mới lớn nhất của cả nước. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, TP Hà Nội đã luôn xác định việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Ảnh: Ao môi trường xanh - sạch - đẹp tại xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ)

Với 386 xã, Hà Nội là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện xây dựng nông thôn mới lớn nhất của cả nước. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, TP Hà Nội đã luôn xác định việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Ảnh: Ao môi trường xanh - sạch - đẹp tại xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ)

Thấm nhuần tinh thần trên, cụ thể hoá Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Trung ương, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Ảnh: Nhà văn hoá thôn Đồng Âm (xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai).

Thấm nhuần tinh thần trên, cụ thể hoá Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Trung ương, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Ảnh: Nhà văn hoá thôn Đồng Âm (xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai).

Sau Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội tiếp tục ban hành Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống cho nông dân giai đoạn 2021 - 2025”. Ảnh: Trường Tiểu học Tự Lập A (huyện Mê Linh).

Sau Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội tiếp tục ban hành Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống cho nông dân giai đoạn 2021 - 2025”. Ảnh: Trường Tiểu học Tự Lập A (huyện Mê Linh).

Cụ thể hoá mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU, đến nay TP Hà Nội đã bố trí khoảng 50.000 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là triển khai các giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người nông dân. Ảnh: Một góc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Ba Vì.

Cụ thể hoá mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU, đến nay TP Hà Nội đã bố trí khoảng 50.000 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là triển khai các giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người nông dân. Ảnh: Một góc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Ba Vì.

Trong tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU từ năm 2021 đến nay khoảng 50.000 tỷ đồng, có hơn 2.800 tỷ đồng là nguồn vốn xã hội hoá, từ đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân… Ảnh: Mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mê Linh.

Trong tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU từ năm 2021 đến nay khoảng 50.000 tỷ đồng, có hơn 2.800 tỷ đồng là nguồn vốn xã hội hoá, từ đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân… Ảnh: Mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mê Linh.

Đến nay, sau gần 15 năm mở rộng địa giới hành chính và tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, 15/18 đơn vị hành chính cấp huyện của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Đường giao thông nông thôn tại xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì).

Đến nay, sau gần 15 năm mở rộng địa giới hành chính và tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, 15/18 đơn vị hành chính cấp huyện của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Đường giao thông nông thôn tại xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì).

Hiện, 382/382 xã của Hà Nội đã được Chủ tịch UBND TP trao bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, toàn TP cũng có 111 xã về đích nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Một không gian sống xanh tại huyện Đan Phượng.

Hiện, 382/382 xã của Hà Nội đã được Chủ tịch UBND TP trao bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, toàn TP cũng có 111 xã về đích nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Một không gian sống xanh tại huyện Đan Phượng.

Hiện nay, Hà Nội đang phấn đấu đưa 3 huyện còn lại về đích nông thôn mới trong năm 2023. Đồng thời, chỉ đạo 5 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận. Ảnh: Một khu dân cư tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức).

Hiện nay, Hà Nội đang phấn đấu đưa 3 huyện còn lại về đích nông thôn mới trong năm 2023. Đồng thời, chỉ đạo 5 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận. Ảnh: Một khu dân cư tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức).