Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

15 triệu USD, 200 tấn hàng hoá hỗ trợ Việt Nam khắc phục bão số 3

Kinhtedothi - Chia sẻ khó khăn, mất mát với Việt Nam, những ngày qua, các tổ chức quốc tế, quốc gia và vùng lãnh thổ đã chuyển nhiều chuyến hàng hoá và ủng hộ hàng chục triệu USD cho nước ta để khắc phục thiệt hại do bão số 3.

Bộ NN&PTNT vừa hoàn thành việc tổ chức tiếp nhận viện trợ khẩn cấp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão từ các Đại sứ quán Australia, Anh, Ấn Độ, Thụy sỹ, New Zealand, Mỹ, Hàn Quốc và Liên hợp quốc (UN).

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, những ngày qua, UN đã hỗ trợ Việt Nam tổ chức các đoàn đi đánh giá về thực trạng ảnh hưởng của thiên tai tại một số địa phương trên các lĩnh vực như nước sạch vệ sinh, giáo dục, nông nghiệp, bảo vệ trẻ em...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp nhận hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

UN cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các cơ quan liên quan của Việt Nam để huy động các nguồn lực khác nhau đối với các lĩnh vực trên, từ đó góp phần hỗ trợ Việt Nam khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoảng 15 triệu USD và 200 tấn hàng hoá thiết yếu của các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán viện trợ và đã, đang được chuyển tới các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

“Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tiếp theo của các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán để các địa phương chịu ảnh hưởng lớn của bão số 3 và mưa lũ sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp bày tỏ mong muốn khi tiếp nhận viện trợ từ UN và các Đại sự quán mới đây.

Cũng tính đến nay, Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại Giao và các bên liên quan đã huy động và được sự quan tâm từ các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế; trong đó có JICA (Nhật Bản), Trung tâm AHA của ASEAN, các cơ quan Liên hợp quốc (UNDP, UNICEF), tổ chức Samaritan’s Purse…

Bộ NN&PTNT đã điều phối và nhanh chóng vận chuyển hết cho các địa phương: Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn để hỗ trợ người dân vùng lũ. Dự kiến trong vài ngày tới, tổ chức Samaritan’s Purse và Chính phủ các nước Nga, Singapore, Indonesia và Australia… có thể tiếp tục hỗ trợ thêm các mặt hàng cứu trợ cần thiết khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ