Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

2 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 8 tỷ USD

Kinhtedothi - Dù xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 vẫn đạt 8 tỉ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt gần 14,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 8 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tính riêng trong tháng 2/2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản ước đạt gần 3,3 tỷ USD, tăng 21,8% so với tháng 2/2021.

Sơ chế dừa tươi xuất khẩu.

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 10,2%; thủy sản đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 47,2%; lâm sản chính đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 17%...

Đáng chú ý, có tới 10 sản phẩm và nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phê, cao su, gạo, hồ tiêu, sữa và sản phẩm sữa, thịt và phụ phẩm thịt, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, mây tre và cói.

Về thị trường, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 28,2% thị phần). Trong đó, kim ngạch nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 69,9% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại Mỹ.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 16,2% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm tới 33,3% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu. Bộ NN&PTNT đánh giá, đây là sự thay đổi về thứ hạng mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc, bởi từ nhiều năm nay rau quả luôn là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất tại thị trường này.

Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 586 triệu USD; thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với khoảng 376 triệu USD.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất sang Việt Nam với 607 triệu USD, chiếm 9,7% thị phần (trong đó mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 29,1% giá trị).

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở một số địa phương vào mùa thu hoạch, Bộ đã có văn bản về việc triển khai các giải pháp tăng cường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước. Cùng với đó, tiếp tục phối hợp thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước Peru, Australia, Brazil, Czech…

Đồng thời, Bộ tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, DN thực hiện quy định Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Lệnh 248, 249. Tính đến 25/2, Bộ NN&PTNt đã tổng hợp được 119 thông báo dự thảo về quy định về SPS của các nước thành viên thuộc tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam; xử lý 7 cảnh báo của EU về sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm quy định của EU.

Xuất khẩu nông sản dồn dập tin vui đầu năm

Xuất khẩu nông sản dồn dập tin vui đầu năm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ