Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

22/30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới cùng thuộc một quốc gia

Hương Thảo (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phân tích dữ liệu ô nhiễm không khí mới nhất cho thấy, 64% các TP trên toàn cầu đã vượt quá mức tiêu chuẩn của WHO.

Khói bụi dày đặc tại một con đường ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Ảnh: AFP 
Theo một báo cáo mới từ Greenpeace và AirVisual, 22 trong số 30 TP có chỉ số ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới đang ở Ấn Độ, trong khi New Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Các phân tích đến từ chỉ số ô nhiễm của 3.000 TP trên toàn thế giới, cho thấy gần 2.000 TP trong số đó vượt ngưỡng PM2.5 bụi mịn - các hạt nhỏ trong không khí - do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra.
Mỗi TP được đo lường ở Trung Đông và Châu Phi đều vượt quá tiêu chuẩn của WHO, cũng như 99% các TP ở Nam Á và 89% ở Đông Á. Do nhiều TP, đặc biệt là ở châu Phi, không có thông tin cập nhật về chất lượng không khí công cộng nên số lượng TP thực tế vượt ngưỡng PM2.5 dự kiến ​​sẽ còn cao hơn nhiều.
Ấn Độ thống trị đầu danh sách với trung bình hơn 135 µg bụi mịn/m3 trong suốt cả năm. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là quốc gia bị lưu ý khi có 5 TP thuộc bảng xếp hạng này. Các thủ đô nằm ở vị trí cao nhất trong danh sách là Delhi, Dhaka và Kabul. Thủ đô của Bosnia, Sarajevo, là TP ô nhiễm nhất châu Âu với mức trung bình hàng năm là 38,4 µg/m3.
Giám đốc điều hành của Greenpeace Đông Nam Á Yeb Sano cho biết, ô nhiễm không khí đang cướp đi sinh kế và tương lai của con người, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được. "Chúng tôi muốn báo cáo này khiến mọi người hiểu được tác động của chất lượng không khí đến cuộc sống của chúng ta... và sớm hành động để bảo vệ những gì quan trọng nhất", ông Sano nói.
WHO ước tính, mỗi năm thế giới có 7 triệu người chết sớm do tiếp xúc với không khí ô nhiễm, trong khi Ngân hàng Thế giới tính toán chi phí thiệt hại đó đối với nền kinh tế là 225 tỷ USD/năm.