Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

3 phương án xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh

Kinhtedothi - Sở GTVT TP Hồ Chí Minh vừa trình UBND TP các phương án của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh đoạn cầu qua sông Sài Gòn-kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn và kênh Thầy Cai) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

 

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn qua TP Hồ Chí Minh được đề xuất điều chỉnh hướng tuyến một số đoạn để tránh khu dân cư, giảm chi phí mặt bằng và ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. 

Sau khi làm việc với các địa phương, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã chủ trì, phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các đơn vị liên quan nghiên cứu sơ bộ các phương án tuyến mới để giảm khối lượng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, giảm chi phí đầu tư. Theo đó sẽ có 3 phương án.

Cụ thể: Phương án 1 sẽ có hướng tuyến cơ bản trùng với hướng tuyến quy hoạch đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, khoảng 50% đoạn tuyến đi trùng đường hiện hữu; kết nối giao thông Hương lộ 2 giao cắt với Vành đai 4 và cao tốc TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài gần nhau; xây dựng 2 cầu quá gần, khu dân cư giữa 3 đường nên tiếp cận khó; kết nối đường giao thông khu vực vào 2 tuyến cao tốc khó. Phương án này diện tích cần giải phóng mặt bằng (GPMB) ít nhất, nhưng số hộ di dời nhiều, chi phí GPMB cao nhất so với các phương án khác. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 17.792 tỷ đồng.

Phương án 2 nắn chỉnh một đoạn 9,7 km về phía nam 0-16 m, tránh đường Bàu Lách, Nguyễn Thị Rành hiện hữu; đoạn tiếp 3,7 km nắn về phía nam 0-120 m tránh đường Trung Viết, Cao Thị Bèo hiện hữu (huyện Củ Chi). Đoạn còn lại trùng tim quy hoạch. Phương án này cơ bản tránh các đường hiện hữu, số hộ di dời ít, chi phí GPMB giảm, không ảnh hưởng kết nối giao thông khu vực. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1  hơn 13.803 tỷ đồng.

Phương án 3 nắn chỉnh một đoạn dài 14,7 km về phía nam 0-300 m tránh đường hiện hữu, đoạn còn lại trùng quy hoạch. Phương án này có tuyến tránh xa các đường hiện hữu, số hộ di dời ít nhất, chi phí GPMB thấp nhất, có thể kết nối đường khu vực vào 2 tuyến cao tốc. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của phương án này 13.631 tỷ đồng.

Trên cơ sở nghiên cứu, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương nghiên cứu một số phương án tuyến (trong đó có một số đoạn không trùng với tuyến quy hoạch hiện hữu) nhằm giảm chi phí đầu tư và chi phí giải phóng mặt bằng. Phương án điều chỉnh sẽ giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống ổn định của người dân.

Dự án đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh có điểm đầu tuyến tại Km40 của đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; điểm cuối tuyến nối với trục Bắc - Nam tại khu vực Cảng Hiệp Phước. Dự án có tổng chiều dài 197,6km, đi qua TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Theo quyết định được phê duyệt, đường có vận tốc thiết kế 100 km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6-8 làn xe cao tốc, có đường song hành 2 bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

04 Jul, 06:51 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đã bắt đầu tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe, song vẫn còn hơn 70.000 người dân chờ tới lượt. Nhu cầu cao nhưng sát hạch lại “nhỏ giọt” khiến áp lực ngày càng lớn, đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ