30 sư thầy ở nhiều tỉnh, thành phố bị lừa 120 triệu đồng
Theo điều tra, trong thời gian khoảng từ tháng 6/2023 cho đến cuối năm 2024, trên mạng xã hội xuất hiện tài khoản có tên Thích Giác Hiếu với nhiều thông tin liên quan đến việc tu hành và làm thiện nguyện. Người sử dụng tài khoản tham gia rất nhiều hội nhóm riêng tư và có nhiều dấu hiện đáng ngờ. Lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đã xác định, tài khoản Thích Giác Hiếu đang có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của một số nhà chùa.
Qua điều tra, Võ Văn Thắng, trú tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là chủ của tài khoản nói trên nên đã tiến hành mời người này lên để làm rõ. Qua đấu tranh, Thắng khai nhận bản thân từ nhỏ đã sống trong chùa, nên khá am hiểu tâm lý của các nhà sư trụ trì cũng như các công việc liên quan đến xây dựng, tôn tạo và tu bổ chùa. Chính vì vậy, Thắng đã tự tạo tài khoản Thích Giác Hiếu, giả mạo là người tu hành, sử dụng số sim rác tạo tài khoản Zalo, rồi kết bạn với các trụ trì, Đại đức. Thắng nói dối rằng mình có thể hỗ trợ các nhà chùa trong vấn đề tôn tạo, tu bổ chùa bằng hình thức tài trợ vật liệu xây dựng (gỗ, gạch đá, sắt thép…) đồng thời dựng các pho tượng, chuông đồng…
Tin lời Thắng, nhiều thầy trụ trì đã kết bạn và nhờ đối tượng hỗ trợ cho chùa. Rất tinh vi, Thắng nhận lời với các thầy, tuy nhiên cho biết các thầy phải chuyển tiền vận chuyển vật liệu xây dựng hoặc tượng vì địa điểm ở khá xa chùa. Nhiều thầy trụ trì đã chuyển tiền cho đối tượng này, khi nhận được tiền, Thắng chặn liên lạc và sử dụng tiền tiêu xài cá nhân.
Tổng cộng, Võ Văn Thắng đã chiếm đoạt của hơn 30 chùa trên nhiều tỉnh, TP với số tiền gần 120 triệu đồng.
Vụ việc đang tiếp tục điều tra mở rộng, Công an huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) đề nghị những ai là bị hại của Võ Văn Thắng đến cơ quan công an để trình báo, làm rõ thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng này.

Phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có Công văn gửi tới các Sở VHTT&DL, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.

Cảnh báo mắc bẫy lừa đảo khi đặt các dịch vụ du xuân
Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), khoảng thời gian đầu năm người dân có nhu cầu đi du xuân. Đây là cơ hội để các đối tượng lừa đảo du lịch, bán vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn giả mạo tiếp diễn những chiêu trò lừa khách.

TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp liên ngành chống lừa đảo trên không gian mạng
Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh vừa cho biết, TP sẽ xây dựng mô hình phối hợp liên ngành để xử lý nhanh các vụ, việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.