Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

300 nghệ sĩ tham gia đêm nhạc “Điện Biên Phủ - không bao giờ quên”

Kinhtedothi - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 2 – 3/5, Nhà hát Hồ Gươm thực hiện chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - không bao giờ quên”.

Chương trình có sự tham gia của gần 300 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công. Các nghệ sĩ biểu diễn những tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc viết về Điện Biên Phủ của các nhạc sĩ đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, những tác phẩm xuất sắc được trao giải thưởng tại Đại hội Văn công toàn quốc lần thứ Nhất, năm 1954. Các tác phẩm đã được khẳng định trong đời sống, đi cùng năm tháng và ghi đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc.

Nhạc trưởng Lê Phi Phi làm tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật. Ảnh: Baochinhphu.vn

Đêm nhạc do nhạc trưởng Lê Phi Phi làm tổng đạo diễn và chỉ huy dàn nhạc, cùng sự góp mặt của NSƯT Nguyễn Huy Đức, Đào Tố Loan, Phạm Thu Hà, Đỗ Vũ Lan Nhung, Nguyễn Anh Vũ, Lê Kim Long, Nguyễn Trường Linh, Tuyết Mai và các nghệ sĩ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Công an Nhân dân, Đoàn Nghi lễ Công an nhân dân. Nghệ sĩ Piano Nguyễn Bích Trà sẽ về nước biểu diễn trong chương trình.

Chương trình gồm 2 phần. Phần I chủ đề “Chiến thắng” mở đầu bằng tác phẩm Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao. Phần 2 chủ đề “Hồi tưởng”, thông qua các tác phẩm khí nhạc truyền đi thông điệp về chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng của một đất nước Việt Nam độc lập, làm chủ vận mệnh của mình trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới.

Bằng ngôn ngữ thi ca và hình tượng âm nhạc, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” nhằm tái hiện hào khí chiến thắng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ