Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

36.600 DN đã hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngừng hoạt động

Kinhtedothi - Số DN đã hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm lên tới trên 36.600. Trong đó, số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 5.507, tăng 17% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó là 18.916 DN tạm ngừng hoạt động không có thời hạn và 12.203 có thời hạn.
Con số trên vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong Báo cáo phát triển DN 6 tháng đầu năm. Cụ thể, tính tổng từ đầu năm, cả nước có 54.501 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 20% về số DN và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. 

Cũng trong quãng thời gian này, tổng số vốn đăng ký được bổ sung vào nền kinh tế là 1.202.486 tỷ đồng, bao gồm vốn của DN thành lập mới là 427.762 tỷ đồng và vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn là 774.724 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Số lao động đăng ký của các DN thành lập mới là 645,1 nghìn lao động, giảm 0,97% so với cùng kỳ.

     
Các chính sách hỗ trợ liên tục từ Chính phủ đã góp phần quan trọng vào việc tăng số lượng DN thành lập mới tăng mạnh
Các chính sách hỗ trợ liên tục từ Chính phủ đã góp phần quan trọng vào việc tăng mạnh số lượng DN thành lập mới 
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, số DN đã hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm lên tới trên 36.600. Trong đó, số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 5.507, tăng 17% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó là 18.916 DN tạm ngừng hoạt động không có thời hạn và 12.203 có thời hạn. 

Được biết, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy có số DN ngừng hoạt động lớn nhất với tổng cộng gần 13.500 DN. Tiếp đó là các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bất động sản, khai khoáng cũng có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng lên. 

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm cũng có một điểm sáng khác là số DN quay trở lại hoạt động đạt 14.902, tăng 75,2% so với cùng kỳ. Đây là con số hết sức khích lệ, cho thấy niềm tin của cộng đồng vào môi trường kinh doanh tiếp tục được củng cố.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ