Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

4 cách uống nước chè xanh rước họa vào thân

Chè xanh (hay còn gọi là trà xanh) là thức uống tốt cho sức khoẻ nhưng cần phải uống đúng cách. Dưới đây là 4 không khi uống nước chè xanh để không gây hại cho sức khoẻ.

Chè xanh là loài thực vật thân nhỡ, cao từ 5 - 6 m, một số cây có thể phát triển đến 10 m. Tên gọi khoa học của cây chè là Camellia sinensis. Cây mọc thành bụi, phân nhánh nhiều, thân và cành có màu nâu, một số cành non có màu xanh lục.

Chè xanh tuy tốt cho sức khoẻ nhưng phải sử dụng đúng cách

Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh), cho biết, lá và búp chè xanh được dùng với nhiều giá trị dược liệu. Lá chè xanh được thu hái vào mùa xuân, chỉ thu hái những lá trà và búp trà non. Sau đó rửa sạch đem sắc uống hoặc vò rồi sao khô để dùng dần.

"Lá chè xanh là loại thực phẩm làm thức uống phổ biến trong nhiều nền văn hóa, mang lại một số lợi ích sức khỏe quan trọng, như bảo vệ sức khỏe của não, tim và xương của chúng ta cũng như làm đẹp da. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy bạn nên dùng chè xanh vào thời điểm và liều lượng thích hợp", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Báo VietNamNet dẫn lời Thạc sĩ Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, khi uống nước chè xanh cần lưu ý những điều dưới đây:

Không nên uống trà trong bữa ăn

Trong trà có chứa nhiều catechin và flavonoid, phenolic… là những dạng tanin và axit. Nếu uống trà trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn thì những hợp chất này nhất là nhóm polyphenol có thể tạo phức hợp với protein gây kết tủa, giảm giá trị dinh dưỡng, ngăn cản sự hấp thụ protein ngoài ra cũng gây ức chế một số men tiêu hoá làm ăn uống khó tiêu.

Tính axit trong trà cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm khí và đầy hơi trong dạ dày. Hàm lượng caffeine có trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa.

Đặc biệt trong trà còn chứa một sắc tố gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), liên kết tạo phức hợp với sắt trong máu, làm giảm hàm lượng sắt. Có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vô cơ, dẫn đến thiếu sắt và giảm số lượng huyết sắc tố. Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, khi nồng độ huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Không nên uống nước chè xanh đặc

Trong nước chè đặc hàm lượng caffeine khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, uống trà trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Không nên uống chè xanh lúc đói

Uống chè xanh vào thời điểm này sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày.

Những người sau không nên uống chè xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu do thiếu sắt, gầy yếu, bệnh về tuyến giáp, gan không nên uống chè xanh. Chất caffeine trong nước chè xanh cũng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, chống loạn thần như Clozapine, Metazolam… làm giảm tác dụng, gây tác dụng phụ hoặc biến chứng.

Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu nên hạn chế uống chè xanh do vitamin K trong chè xanh cản trở tác dụng của Warfarin, thuốc chống đông máu.

Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống nước chè xanh.

(Theo VTC News)

Áp thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Áp thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ăn cơm thế nào để không tăng đường huyết?

Ăn cơm thế nào để không tăng đường huyết?

04 May, 12:37 PM

Với người bệnh tiểu đường, mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 100 gram cơm trắng, đồng thời ưu tiên ăn rau và thịt trước để hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

Người bệnh ung thư không chỉ cần thuốc mà còn phải dinh dưỡng tốt

Người bệnh ung thư không chỉ cần thuốc mà còn phải dinh dưỡng tốt

03 May, 04:52 PM

Kinhtedothi - Ung thư là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Bên cạnh các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật…, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống và hỗ trợ hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư.

8 “siêu thực phẩm” ăn thường xuyên có thể ngừa đột quỵ

8 “siêu thực phẩm” ăn thường xuyên có thể ngừa đột quỵ

28 Apr, 06:35 AM

Kinhtedothi - Huyết khối có thể cản trở lưu lượng máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đau tim, đột quỵ hoặc ung thư. Một trong những cách đơn giản nhất để bảo vệ mạch máu là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, dưới đây là 8 loại thực phẩm bảo vệ mạch máu bạn nên ăn thường xuyên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ