6 tháng, thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế
Kinhtedothi - Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng qua (tính từ tháng 10/2024 đến hết tháng 3/2025), kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.

Bị cáo Giang Kim Đạt tại phiên tòa xét xử về tội tham ô tài sản trước đó.
Để đạt kết quả trên, Tổng cục Thi hành án dân sự đã tham mưu Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp (nay là Đảng ủy Bộ Tư pháp) ban hành Kế hoạch để thực hiện Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị về “Đề án phương án, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố”; văn bản đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng về phối hợp xử lý tài sản sân vận động Chi Lăng (trong vụ Phạm Công Danh).
Tổng cục Thi hành án dân sự đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với các vụ việc thuộc Ban chỉ đạo Trung ương theo dõi (Vụ Giang Kim Đạt, Vụ Công ty CP chăn nuôi Bình Hà, Vụ AIC...).
Riêng đối với việc tổ chức thi hành án vụ án Vạn Thịnh Phát, xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, chưa từng có tiền lệ, Tổng cục Thi hành án dân sự đã phối hợp với Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh rà soát, dự liệu các khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thi hành vụ việc để đề xuất, tham mưu lãnh đạo bộ chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh và các cơ quan Thi hành án dân sự liên quan.
Định kỳ hàng quý, Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp phụ trách về tình hình, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, trong đó báo cáo rõ những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị.
Cùng với đó, lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đã trực tiếp làm việc với các Cục Thi hành án dân sự có liên quan để trực tiếp chỉ đạo tổ chức thi hành một số vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các Cục Thi hành án dân sự, ban hành thông báo kết luận để chỉ đạo giải quyết đối với những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành.
Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã làm việc với Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh, có văn bản gửi Vụ 11, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để trao đổi nội dung liên quan đến việc tổ chức thi hành một số vụ việc trọng điểm, có giá trị tiền, tài sản phải thi hành cao, ở nhiều địa phương khác nhau và có số lượng đương sự đặc biệt lớn.
Từ nay đến cuối năm, Bộ Tư pháp sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Kinhtedothi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Công văn số 1487-CV/TU về việc quán triệt, tổ chức thực hiện Quy định số 231-QĐ/TW ngày 17/1/2025 của Bộ Chính trị.

Đột phá trong triển khai Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Kinhtedothi-"Việc triển khai Giải lần này cần có tính đột phá, đổi mới về phương thức và cách thức triển khai, nhằm tạo sức lan tỏa và chiều sâu của Giải, nhất là loạt bài phản ánh nội dung lãng phí", Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh.

Giáo dục liêm chính để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Kinhtedothi - Ngày 27/3, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn”.