61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
Ngày 11/2, đã có tổng cộng 61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo (AI) “mở, toàn diện và đạo đức” tại hội nghị thượng đỉnh AI Paris diễn ra tại Pháp.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn tuyên bố từ Điện Elysee cho biết hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Grand Palais ở Paris, nơi 61 quốc gia, trong đó có Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc, đã đạt được sự đồng thuận về các nguyên tắc trên.
Tuy nhiên, đáng chú ý Mỹ và Anh đã không ký tuyên bố cuối cùng của hội nghị, với lý do lợi ích quốc gia và lo ngại về quy định.
Tuyên bố chung nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến AI và năng lượng đã “lần đầu tiên” được giải quyết trong bối cảnh đa phương.
Tuyên bố nêu bật nhu cầu nâng cao nhận thức về tác động của AI với thị trường lao động và thúc đẩy các công nghệ định hình tích cực tương lai của ngành.
Các bên ký kết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp trong quản lý AI và ngăn chặn tình trạng độc quyền thị trường để AI dễ tiếp cận hơn, nêu bật nhu cầu phải đạt tiến triển trong đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy của AI, nêu rõ AI “bền vững” với xã hội và thế giới phải là ưu tiên hàng đầu.
Dù Mỹ không ký tuyên bố chung, nhưng phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới và các giám đốc điều hành công nghệ, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance khẳng định Washington vẫn quan tâm đến việc hợp tác quốc tế về AI, dù cảnh báo các khuôn khổ quản trị quốc tế “phải thúc đẩy đổi mới thay vì kìm hãm AI”./.

Alphabet chi khủng cho AI
Kinhtedothi - Alphabet và các đối thủ công nghệ vốn hóa lớn khác đang chạy đua để xây dựng các trung tâm dữ liệu của họ với cơ sở hạ tầng AI thế hệ mới.

“Bài toán lớn” cho thế giới về AI
Kinhtedothi - Hội nghị thượng đỉnh AI Paris không chỉ đánh dấu bước chuyển quan trọng trong cách tiếp cận của thế giới với AI, mà còn cho thấy thách thức to lớn trong việc cân bằng giữa tham vọng và nhu cầu quản lý công nghệ này một cách an toàn.

Chip AI đầu tiên do OpenAI thiết kế sẽ sớm ra mắt
Kinhtedothi - OpenAI đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Nvidia bằng cách phát triển chip trí tuệ nhân tạo nội bộ.