Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

67 người chết và mất tích, thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng do thiên tai

Kinhtedothi - Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Dự kiến, những tháng cao điểm mùa lũ, nguy cơ sẽ rất lớn do lượng mưa gia tăng.

Thông tin từ Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, cực đoan, trái quy luật. Mưa lũ lớn bất thường, trái mùa xảy ra liên tiếp, trên diện rộng và tại nhiều nơi.

Đặc biệt trong những ngày đầu tháng 6/2022, mặc dù mới bước vào đầu mùa mưa lũ, tuy nhiên Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã phải ban hành nhiều công điện chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu, để bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Lực lượng quân đội hỗ trợ người dân tỉnh Vĩnh Phúc sơ tán do mưa lớn vào tháng 5/2022. Ảnh: Hải Yến.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2022 đến nay, các loại hình thiên tai đã làm ít nhất 67 người chết và mất tích (chủ yếu là do mưa lũ, dông lốc sét). Bên cạnh đó là thiệt hại về kinh tế ước khoảng 4.014 tỷ đồng tại nhiều tỉnh khu vực phía Bắc.

Đáng chú ý, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài, cho biết lượng mưa từ tháng 7 - 9/2022 tại khu vực phía Bắc sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 15 - 30%. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng cao hơn từ 15 - 40% so với trung bình nhiều năm. Điều này cho thấy những nguy cơ thiệt hại sẽ rất lớn nếu các bộ ngành, địa phương không chủ động ứng phó.

Thông tin thêm về công tác phòng, chống thiên tai 6 tháng đầu năm 2022, đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết, đơn vị đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai Quốc gia đến năm 2025. Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Đề án Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến 2030.

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai Quốc gia. Ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2022. Hướng dẫn các địa phương đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2022 và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm. Rà soát, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch Phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Tổng cục cũng thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc phương án đảm bảo an toàn công trình đối với hệ thống đê điều, hồ đập trước mùa mưa lũ. Đồng thời, xây dựng kịch bản ứng phó với lũ, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét và các loại hình thiên tai khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần Thơ: tháo gỡ khó khăn sau hợp nhất, kiện toàn bộ máy

Cần Thơ: tháo gỡ khó khăn sau hợp nhất, kiện toàn bộ máy

05 Jul, 04:20 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Văn Lâu yêu cầu các sở, ngành, cơ quan hành chính khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong theo đúng đề án đã được thông qua. Bên cạnh đó, lãnh đạo xã, phường phải giữ vững tinh thần đoàn kết nội bộ, không để xảy ra phân biệt, mất đoàn kết, để vận hành bộ máy mới hiệu quả.

Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

05 Jul, 02:40 PM

Kinhtedothi – Ngày 5/7, tỉnh Tuyên Quang và Lai Châu tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy từ 5-20mm, có nơi trên 40mm. Cảnh báo, trong một vài giờ tới, các xã, phường trên địa bàn các tỉnh trên cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối, sạt lở đất trên sườn dốc.

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

05 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Điện Biên vừa chỉ đạo các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động dự trữ, điều phối hàng hóa phù hợp với đặc thù địa hình cũng như nhu cầu thực tiễn tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ, sạt lở đất.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ