Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

70% tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam đi trên cao và qua hầm

Kinhtedothi - Đó là thông tin được công bố trong cuộc họp nghe báo cáo và thống nhất tiến độ triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì.
Tại cuộc họp chiều qua (16/8), Liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDISOUTH báo cáo kết quả nghiên cứu cho thấy tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sẽ bắt đầu từ Hà Nội đến TPHCM, đi qua 20 tỉnh thành, với chiều dài khoảng 1.545km. Dự kiến có 23 ga (trong đó có 5 ga chính) và 5 khu bảo trì kỹ thật (depot).
 Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ có 70% đi trên cao và qua hầm (Ảnh minh họa)
Trên lộ trình, tuyến sẽ đi tránh các khu vực địa hình, địa chất phức tạp, nhạy cảm về môi trường và các tiếp cận các đô thị lớn dọc theo hành lang Bắc - Nam. Do đó, để hạn chế ảnh hưởng chia cắt dân cư nhằm hạn chế đường ngang và ứng phó biến đổi khí hậu, dự kiến tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ đi chủ yếu trên cao và hầm. Ước tính sẽ chiếm khoảng 70% độ dài toàn tuyến.
Về tiến độ, hiện nay đơn vị tư vấn ang hoàn thiện hồ sơ thỏa thuận với các địa phương để thống nhất ý kiến về phương án tuyến, vị trí nhà ga và depot đồng thời đưa ra các kịch bản xây dựng đường sắt mới, kinh nghiệm các nước, phương án khai thác, quy mô đầu tư, kịch bản khai thác riêng tàu khách, hoặc kết hợp tàu khách và hàng; kiến nghị lựa chọn công nghệ và tốc độ chạy tàu; phương án đầu tư, huy động vốn.
Về công nghệ, đại diện Liên danh tư vấn cho biết, yếu tố cơ bản để tạo nên sự khác biệt về công nghệ của đường sắt tốc độ cao là công nghệ đoàn tàu và hệ thống thông tin tín hiệu điều khiển chạy tàu. Về công nghệ đoàn tàu, hiện trên thế giới có 2 xu hướng là: Đoàn tàu được vận hành bằng công nghệ kéo - đẩy (Pháp, Đức, Hàn Quốc) và công nghệ động lực phân tán đều ở cả đoàn tàu (Nhật, Đài Loan).
Sau khi nghe tư vấn trình bày về đề xuất kết nối dự án với các đô thị lớn và các vị trí còn nhiều ý kiến trái chiều, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo tư vấn nghiên cứu theo hướng thuận lợi nhất cho quy hoạch phát triển của địa phương và để đường sắt tốc độ cao phát huy hiệu quả nhất.
“Nghiên cứu cần tính toán kỹ để đường sắt tốc độ cao không tạo xung đột với đường sắt đô thị tại các địa phương. Chẳng hạn như kết nối với Hà Nội có nhất thiết phải vào tận ga Hà Nội hay ga đường sắt tốc độ cao chỉ cần đến Ngọc Hồi, còn kết nối với ga Hà Nội do đường sắt đô thị đảm nhiệm” - Bộ trưởng Thể nói.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT sẽ tổ chức cuộc họp gồm Bộ trưởng và các Thứ trưởng, cũng như mời lãnh đạo các địa phương để cho ý kiến hoàn thành báo cáo nghiên cứu giữa kỳ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Báo cáo giữa kỳ sẽ được hoàn thành trong tháng 8/2018 và trình Chính phủ vào cuối năm nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ